00:47 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Thị trường Việt - “Miền đất hứa” của các thương hiệu quốc tế

MAI ANH , THANH THẢO | 08:11 23/01/2023

(THPL) - Việt Nam đã và đang là một “miền đất hứa” của các thương hiệu quốc tế, một “điểm đặt chân” lý tưởng để mở rộng thị trường và tăng độ nhận diện thương hiệu của các tên tuổi nổi tiếng toàn cầu. Bên cạnh đó việc liên tục đạt tăng trưởng kinh tế dương sau công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả, doanh nghiệp quốc tế tiếp tục đánh giá cao và đặt niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Từ xa xỉ phẩm trở thành “phụ kiện thân quen”

Còn nhớ, năm 2016, 2017 hàng loạt những thương hiệu thời trang “sừng sỏ” thế giới đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam với các showroom hoành tráng tại các thành phố lớn. Tại thời điểm đó, các sản phẩm quốc tế vẫn là “xa xỉ phẩm”, không quá nhiều người Việt có thể tiếp cận chúng tại cửa hiệu nước ngoài.

Trước đó, các thương hiệu Zara, H&M, Uniqlo vang danh đã lâu nhưng phần lớn đều có mặt tại Việt Nam theo hình thức xách tay hoặc order.

Bởi vậy, không quá khó hiểu khi hàng nghìn tín đồ mua sắm xếp hàng dài trong các sự kiện khai trương thương hiệu Zara, Uniqlo, H&M xuất hiện tại Việt Nam. Thấm thoát đã hơn nửa thập kỷ trôi qua, những món đồ quá xa vời khi xưa nay lại trở thành phụ kiện thời trang thân quen, những thương hiệu được nghĩ tới đầu tiên khi mua sắm hay tặng quà. 

 

Hơn 2000 người xếp hàng chờ mua sắm trong ngày Uniqlo khai trương tại Việt Nam

Tới nay, lựa chọn mua sắm của người Việt đã trở nên vô cùng phong phú và dễ dàng khi các thương hiệu thời trang được yêu thích trên toàn thế giới như Adidas, Nike, MLB, Fila, Charles & Keith, Lyn, Levi’s, Lacoste, Pandora... đều có thể dễ dàng được tìm thấy tại các trung tâm thương mại trong thành phố.

Các “ông lớn” đều nhận định, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ, là thị trường năng động đầy kỳ vọng, bảo chứng với hệ thống cửa hàng tăng trưởng theo cấp số nhân, điển hình như: Uniqlo đã nâng số lượng cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam lên 15 cửa hàng chỉ sau gần 3 năm có mặt tại Việt Nam, H&M cũng đã có 12 cửa hàng sau 5 năm, hay chỉ sau 3 năm xuất hiện tại Việt Nam (2016 - 2019), Zara cũng từng gây sốt khi công bố mức doanh thu 3000 tỷ đồng tại thị trường mới mẻ này.

Để đạt được điều này, là nhờ 3 điểm mạnh tuyệt vời tại môi trường kinh tế Việt Nam: Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, thị trường bán lẻ phát triển ổn định, các đối tác cho thuê mặt bằng uy tín, chất lượng.

Đặc biệt sau dịch Covid-19, Việt Nam càng chứng tỏ sức hút, khi có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả cùng các chính sách kích cầu kinh tế nhanh chóng. Chưa thể quên, dịp Black Friday 2020, cả thế giới ghen tị khi các TTTM tại Việt Nam đông nghịt người mua sắm.

Việt Nam - thị trường màu mỡ của ngành hàng F&B

 

Chính sách thương mại mở cửa, nền chính trị ổn định thúc đẩy sự hợp tác song phương, đa phương. Một chính phủ sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của xã hội sẽ tạo được niềm tin và thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài vào Việt Nam thuận tiện hơn rất nhiều. Đây là điểm cộng to lớn cho các ông lớn ngành Fast Food muốn “chen chân” vào thị trường Việt Nam. 

 

Hàng loạt tên tuổi lớn thành công tại Việt Nam chính là “dẫn chứng sống” cho môi trường kinh doanh ngành hàng này. Có thể kể tới, Lotteria có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1998. Hiện nay, mang tầm vóc của doanh nghiệp quốc tế, Lotteria đang dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống quốc nội với hơn 260 nhà hàng tại hơn 30 tỉnh/thành trên cả nước. KFC xuất hiện tại Việt Nam từ 1997, tới nay cũng đã xây dựng được hệ thống 135 nhà hàng trên 19 tỉnh thành.

 

Còn có thể kể tới nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới ngành F&B khắc sâu trong tâm trí tiêu dùng của người Việt như: Haidilao, MCDonald’s, Starbucks, Circle K, The Alley, Pizza Hut,… Phần lớn thương hiệu kể trên đều xuất hiện tại Việt Nam từ khá sớm và ghi đậm dấu ấn của mình trong lòng người Việt, được yêu thích và đón nhận tại khắp các cơ sở trải dài toàn quốc.

 

Thời kỳ 4.0 – Sân chơi của công nghệ

 

Không chỉ thu hút các công ty kinh doanh truyền thống, Việt Nam còn trở thành “sân chơi” công nghệ khốc liệt của các thương hiệu đình đám nước ngoài. Để tới hiện tại, nhiều ứng dụng công nghệ đã trở nên thân quen với người Việt như ứng dụng sinh ra cho người Việt, có thể kể tới hàng loạt cái tên đình đám: Grab, Shopee, Tik Tok, Lazada,...

 

Việt Nam - Sân chơi năng động và khốc liệt của các ông lớn công nghệ

Grab thâu tóm thành công các đối thủ, mở hàng loạt dịch vụ kinh doanh mới nhờ chiến lược ‘đốt tiền’ trong suốt 8 năm ở Việt Nam để vươn lên thành ứng dụng phổ biến nhất tại nước ta. Nhắc tới “xe ôm” người Việt nhắc tới Grab, nhắc tới tài xế công nghệ, người Việt cũng nhớ ngay tới tài xế Grab.

 

Shopee chính thức ra mắt thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào tháng 8/2016. Sau 7 năm, Shopee đang thống lĩnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Shopee thu hút được lượng truy cập lớn và trở thành kênh bán tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp. Đạt top 3 thương hiệu tốt nhất tại Việt Nam năm 2021.

 

Báo chí và doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt

 

Nói về tiềm năng tại thị trường Việt Nam, trước đó báo đầu tư của Pháp có bài "Việt Nam - Miền đất hứa của Châu Á", với nhìn nhận lực lượng lao động tay nghề cao, hệ thống các hiệp định thương mại và những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

 

Chuyên trang kinh tế và tài chính của Thuỵ Sĩ thì nhận định: Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các nỗ lực tự do hóa kinh tế của Chính phủ và sự hội nhập ngày càng sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Ông Thierry Mermet, CEO công ty Source of Asia – người nghiên cứu & am hiểu thị trường Việt trong suốt 25 năm qua chia sẻ: "Chưa bao giờ Việt Nam lại thuận lợi và sẵn sangchào đón đầu tư nước ngoài như hiện nay, bởi vì từ 15 - 20 năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng tăng trưởng và mở cửa. Nhưng một lý do quan trọng khác, đó là việc đóng cửa của Trung Quốc và những khó khăn trong việc giao thương giữa các nước phương Tây với Nga đã khiến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành khu vực kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiện nay có tốc độ phát triển mạnh mẽ, có sự năng động, có dân số trẻ, có sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài và Việt Nam là một trung tâm của khu vực này".

 

Ông Thierry Mermet, giám đốc điều hành của Source Of Asia ( SOA)

Dẫn số liệu Báo cáo đầu tư thế giới 2022 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đại diện Savills Đông Nam Á cho biết, tại châu Á, nơi nhận 40% vốn FDI toàn cầu, đã chứng kiến dòng chảy tăng trong năm thứ ba liên tiếp vào năm 2021 lên mức cao nhất mọi thời đại là 619 tỷ USD. Với những lợi thế của mình, nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút dòng chảy đầu tư của các thương hiệu quốc tế mạnh mẽ trong năm 2023 tới đây.

MAI ANH , THANH THẢO

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu