Thanh Hóa: Vì sao diêm dân bỏ nghề và sống bằng tiền trợ cấp?
(THPL) - Thị trường ngày càng bị thu hẹp, giá muối giảm khiến diêm dân gặp nhiều khó khăn. Có nhiều hộ dân phải bỏ nghề vì thu nhập không đủ mưu sinh và ô nhiễm môi trường khiến cho diện tích sản xuất muối của người dân đang bị thu hẹp dần.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Vì thu nhập thấp nên diêm dân đang bỏ nghề
Trên địa bàn xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) có 1.630 xã viên với 650 hộ dân sản xuất muối, diện tích đạt 78 ha.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất Muối Hải Lộc - buồn rầu chia sẻ: “Cái nghề đã nặng nhọc, vất vả nhưng giá muối thì lại thấp. Thị trường muối có ổn định đâu, rất bấp bênh. Do chất lượng muối thấp nên giá thành rẻ và thị trường bị bó hẹp, cũng chỉ vì chưa có kinh phí đầu tư phương tiện máy móc phục vụ cho sản xuất muối. Vì thế nên hầu hết bà con chỉ mong chuyển đổi ruộng muối sang làm nghề khác”.
Những kho chứa muối một thời giờ đây trở nên hoang tàn, đổ vỡ.
“Giá bán muối tại ruộng cao nhất chỉ có 1.470 đồng/kg. Tổng thu nhập muối của Hợp tác xã đạt 4.249 tấn, trị giá hơn 6 tỷ đồng với 2.370 nhân khẩu. Chia đều ra, thu nhập hàng tháng của mỗi nhân khẩu chưa đầy 3 triệu đồng. Làm muối không đủ sống nên nhiều người bỏ làm muối đi tìm nghề khác làm”, ông Đào Nguyên Hồng - Giám đốc Hợp tác xã muối Tam Hòa (xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc) - chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Huân - Phó chủ tịch UBND xã Hòa Lộc - cho biết, diện tích ruộng muối đang bị thu hẹp do xây dựng dự án cảng cá, hơn nữa, giá muối thấp nên việc đầu tư công nghệ vào sản xuất còn rất hạn chế, kém hiệu quả. Trước kia, ruộng muối có diện tích hơn 93 ha, nay chỉ còn 81 ha với 2.370 nhân khẩu. Hàng năm sản xuất ra 4.249 tấn muối.
Bà Lê Thị Hoa (người dân thôn Tiền Phong, xã Hải Bình) hồi tưởng lại chuyện xưa, gia đình bà trong một tháng cũng cho ra đời hàng chục tấn muối nhưng bán được có vài chục triệu mỗi năm, không thể đủ cho chi tiêu và sinh hoạt.
"Sản xuất muối là nghề chính của chúng tôi, đã có từ bao đời nay rồi. Nhưng năm 2001, Nhà nước đầu tư các công trình, thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư Hải Hà khiến cho bà con chúng tôi không lấy được nước làm muối và nước vào cũng không thoát ra được. Đến năm 2011, có thêm 3 công ty về lấy đất, xây dựng nhà máy chế biến bột cá ngay sát ruộng muối của người dân khiến nguồn nước bị ô nhiễm, không thể tiếp tục sản xuất muối", bà Hoa cho biết thêm.
Ông Trần Văn Long, người dân thôn Tân Hải ngậm ngùi: "Nghề làm muối có từ khi tôi sinh ra, hết đời này qua đời khác đều làm muối. Nhưng nay do ảnh hưởng của môi trường, chúng tôi đành phải bỏ ruộng hoang không thể sản xuất. Chúng tôi mất nghề chứ không phải bỏ nghề”.
Giải pháp hiện tại chỉ mang tính tạm thời
Trao đổi về sự việc trên, ông Trần Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Hải Bình cho biết, trước kia có tình trạng không thể dẫn nước vào ruộng muối nên không thể sản xuất được. UBND tỉnh đã hỗ trợ cả năm cho người dân, mỗi hộ được hỗ trợ 5.000 đồng/m2 ruộng muối. Tổng cộng là 2,1 tỷ đồng cho 700 hộ dân với 20 ha/năm. UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân cho đến khi có phương án giải quyết.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), diện tích sản xuất muối hàng năm tại huyện này đang giảm xuống rất nhiều theo từng năm. Thậm chí, có xã bị “xóa sổ” diện tích sản xuất muối.
Cụ thể: Năm 2014, tổng diện tích sản xuất muối toàn huyện Tĩnh Gia là 153,3 ha (riêng xã Hải Bình có 29ha). Năm 2015 là 108,3 ha (xã Hải Bình chỉ còn 10 ha). Năm 2016, toàn huyện còn 72 ha ruộng muối, còn xã Hải Bình không còn diện tích sản xuất muối.
Bà Lê Thị Hoa (thôn Tiền Phong) cho hay: “Không còn sản xuất muối khiến cho mọi người trong làng không có việc gì để làm. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Chúng tôi mong Nhà nước nhanh chóng lấy đất đi để bà con còn sớm được chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống. Nếu cứ để như thế này thì bà con không sản xuất được, mà mỗi năm nhận hỗ trợ vài triệu đồng không đáng kể, làm sao đủ ăn”.
Ông Trần Văn Sơn - Phó chủ tịch UBND xã Hải Bình - nói: “Việc hỗ trợ 2,1 tỉ đồng cho hơn 700 hộ một năm mới chỉ là giải pháp trước mắt, tạm thời. Xã đang đề nghị và kêu gọi các nhà đầu tư vào mua luôn số diện tích ruộng muối cho bà con với giá 2 tỷ đồng/ha vì giờ các ruộng muối không sản xuất được nữa. Tình trạng này mà cứ kéo dài thì không ổn, hàng năm tỉnh lại phải trích hơn 2 tỷ để hỗ trợ cho người dân”.
Như vậy, việc hỗ trợ hơn 2 tỷ mỗi năm cho người dân đang là giải pháp trước mắt. Mức bình quân trên đầu người không nhiều. Các cơ quan chính quyền cần sớm có giải pháp đúng đắn, lâu dài để ổn định đời sống cho người dân.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Nhân - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia - cho hay, ngoài diện tích các ruộng muối bị ô nhiễm do thi công các công trình thì còn có nhiều diện tích ruộng muối bị giảm sút do việc hút cát để san lấp nền công trình các nhà máy, khiến nước biển không thể vào ruộng nên bà con không sản xuất muối được.
Nguyệt Anh
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt