Thanh Hóa: Gian nan chống rét cho học sinh vùng cao
(THPL) - Những lớp học được phụ huynh làm tạm bợ bằng tre gỗ, lợp lá cọ đã xuống cấp, rách nát, thiếu điện, rét buốt…. hiện đã ảnh hưởng đến công tác dạy và học của các giáo viên, học sinh tại các trường học ở vùng cao.
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Chúng tôi đến xã Tam Thanh (xã vùng biên giáp nước bạn Lào), huyện Quan Sơn trong một ngày đầu đông. Cái lạnh giá đã bao trùm toàn bộ một vùng núi rừng nơi biên giới. Được sự giúp đỡ của cô Hà Thị Tiếp – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, chúng tôi đã đến thăm một số khu điểm lẻ của trường để chia sẻ những khó khăn cùng các giáo viên và học sinh nơi đây.
Điểm đặt chân đầu tiên của chúng tôi là khu Ngàm thuộc bản Ngàm với 61 học sinh, có 05 phòng học tranh tre đã xuống cấp không thể ngăn nổi cái lạnh lúc đông về, 24 bộ bàn ghế được các phụ huynh làm bằng gỗ rừng giờ đã xuống cấp. Khu Ngàm chưa có khu vệ sinh cho học sinh, sân chơi cho trẻ bằng đất dễ lầy lội khi trời mưa, hàng rào được làm tạm bằng các cây nứa nhỏ và phải làm lại thường xuyên trong mỗi năm học.
Khoảng cách từ khu Ngàm đến trung tâm xã Tam Thanh chỉ khoảng 3,5km nhưng đường đi khá khó khăn, có nhiều đoạn cua gấp, dốc dễ bị sạt lở, trơn trượt. Vào mùa mưa khi nước suối lên cao bản Ngàm sẽ bị cô lập, rất khó khăn cho việc đi lại. Cả bản Ngàm có 121 hộ với 631 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái. Hiện tại, bản Ngàm đã có điện thắp sáng, nhưng khu Ngàm dành cho học Mầm non lại chưa có điện chiếu sáng nên dẫn đến việc nóng bức vào mùa hè, thiếu ánh sáng vào mùa đông.
Điểm trường bản Mò được đặt tại bản Mò với 30 học sinh, gồm 2 phòng học làm tạm bợ bằng tranh tre nứa lá cùng 12 bộ bàn ghế do phụ huynh tự làm bằng gỗ rừng, rét buốt về mùa đông. Khu Mò chưa có khu vệ sinh cho học sinh, sân chơi bằng đất, hàng rào được làm tạm bằng các cây nứa nhỏ. Khu Mò cách trung tâm xã khoảng 4 km là đường đất có rất nhiều đoạn cua, dốc dễ bị sạt lở, trơn trượt. Bản Mò có 63 hộ, với 291 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái. Hiện tại, bản Mò đã có điện sinh hoạt, nhưng điểm trường khu Mò vẫn chưa được lắp điện để phục vụ cho việc dạy và học.
Sau khi vượt qua một quãng đường đất dài gần 7 km với rất nhiều cua, dốc chúng tôi đến với điểm trường khu Pa ở bản Pa với 46 học sinh gồm 4 phòng tạm bằng tranh tre nứa lá cùng 20 bộ bàn ghế do các bậc phụ huynh tự làm bằng cây rừng. Khu Pa chưa có nhà vệ sinh cho trẻ, sân chơi bằng đất, hàng rào được làm tạm bằng các cây luồng chẻ nhỏ. Bản Pa có 121 hộ, với 631 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái. Cùng chung cảnh ngộ với khu Ngàm, khu Mò, khu Pa vẫn chưa có điện để đáp ứng như cầu học tập cho các học sinh.
Cô Giáo Lương Thị Nhìn, chia sẻ: “Do không có điện nên vào mùa hè khi có gió Lào thổi thì nóng bức ngột ngạt vô cùng, đến mùa đông giá rét nếu đóng cửa lớp học lại thì tối, còn mở của ra thì gió thổi lạnh buốt. Mùa mưa lớp học thì dột nát. Chúng tôi chỉ mong cho có điện để chiếu sáng và sưởi ấm cho học sinh”.
Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là khu Kham được đặt tại bản Kham. Để đến được khu Kham chúng tôi buộc phải đi qua một quãng đường đất khá dài với rất nhiều dốc cua trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở. Khu Kham có 28 học sinh với 02 phòng học tạm bờ làm bằng tranh tre với 15 bộ bàn ghế được người dân trong bản làm từ cây trên rừng. Sân chơi cho trẻ là sân cỏ tự nhiên, dễ lầy lội khi trời mưa, chưa có khu vệ sinh, hàng rào được làm tạm bằng các cây nứa nhỏ. Bản Kham có 61 hộ với 298 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái.
Điểm trường bản Phe được đặt tại bản Phe có 39 học sinh, gồm 01 phòng học làm tạm bằng gỗ tranh tre nứa lá, 01 phòng học cấp 4 được xây dựng từ năm 2006 nay đã xuống cấp, chưa có nhà vệ sinh cho trẻ và có 20 bộ bàn ghế do phụ huynh tự đóng góp. Khoảng cách từ khu Phe đến trung tâm xã là khoảng 3 km nhưng đường đi rất nhiều đoạn cua dốc dễ bị sạt lở, trơn trượt, khó khăn khi vào mùa mưa lũ. Bản Phe có 160 hộ, với 477 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái.
Điểm trường Cha Lung được đặt tại bản Kham với 48 học sinh, gồm 3 phòng học tạm do cha mẹ học sinh lấy tre gỗ trên rừng về để làm. Sân chơi bằng đất lầy lội, chưa có khu vệ sinh cho học sinh. Khoảng cách từ điểm bản Kham đến điểm trường chính chỉ khoảng 5 km nhưng đường đi có rất nhiều đoạn cua dốc dễ bị sạt lở, trơn trượt. Cả bản Kham có 110 hộ, với 554 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái.
Cô giáo Vi Thị Diêm, bộc bạch: “Mùa đông ở miền núi trời rất lạnh, nếu có đợt nào lạnh quá sẽ buộc phải cho học sinh nghỉ học. Những hôm lạnh hoặc có sương muối chúng tôi buộc phải kiếm củi để đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Học sinh ở đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về quần áo ấm trong mùa đông. Để giữ ấm cho học sinh cô giáo chỉ còn biết cách đốt lửa sưởi ấm”.
Cô Hà Thị Tiếp – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, cho hay: “Những hôm trời lạnh các cô giáo phải cử nhau đi nhặt củi về đốt lửa để sưởi ấm cho học sinh. Do trường làm bằng tranh tre gỗ dễ cháy nên các cô không dám đốt lửa trong nhà mà phải mang củi ra ngoài sân để đốt lửa cho học sinh ngồi sưởi ấm. Do hoàn cảnh miền núi nơi vùng biên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên nhà trường rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm đối với các em học sinh nơi đây, để vơi đi cái lạnh lúc đông về”.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt