18:20 ngày 19/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa: Giải mã khối đá hình người trong đền Ông

06:42 04/11/2018

(THPL) - Vùng đất Mường Ca Da vốn có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng. Trong đó, không thể không nhắc đến cụm di tích chùa Ông - chùa Bà, nơi gắn liền với câu chuyện tình yêu hóa đá in sâu vào tiềm thức người dân nơi đây.

Tọa lạc ngay dưới chân núi Chùa, thuộc xã Hồi Xuân ( huyện Quan Hóa) bên tả sông Mã là chùa Ông, nhìn sang bên kia sông là động Bà. Quả thật, hiếm có nơi nào có được một di tích đặc biệt như thế này. Xung quanh sự ra đời của chùa Ông – chùa Bà có nhiều truyền thuyết của đồng bào dân tộc Thái địa phương, “nửa thực, nửa hư”.

Lịch sử đền Ông

19554774_949774981858397_7543577068062341301_n
Một góc chùa Ông.

Ông Cao Bằng Nghĩa, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Quan Hóa, người có nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chùa Ông, cho biết. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua (1228) phong cho Lò Khằm Ban (người anh hùng của đất Mường Ca da) chức Thượng tướng Thống lĩnh quân, cùng Tiến sĩ Chương Nghè và quan Tư Mã Hai Đào cai quản, trấn giữ vùng biên ải phía Tây nước ta.

Sau một chặng đường dài hành quân, ngài Lò Khằm Ban cùng tướng sĩ dựng trại trên sông Lò nghỉ ngơi, đêm đó ngài mơ một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ngài đang đến một máng nước để tắm, máng nước to, nước trắng xóa cả một vùng gò sau làng, ngài đang tắm, bỗng có một con rắn to quấn chặt lấy ngài, ngài la hét vùng vẫy… Khi thức giấc, ngài kể lại câu chuyện cho tướng sĩ, mọi người cho là điềm lành. Hôm sau, Tướng quân Lò Khằm Ban cùng tùy tùng lên đỉnh Múng Mường xem thế đất và phong thủy, đồng thời chọn Mường Ca Da là nơi hợp lưu của 3 con sông: sông Lò, sông Luồng, sông Mã… rồi cùng nhân dân khai khẩn đất hoang, lập trại, lập ấp.

Biết được sự linh thiêng về sự tích đền Ông, cảm động trước mối tình lay động trời đất của cặp vợ chồng trẻ, cùng sự ứng nghiệm của Đức ông báo mộng, giúp đội quân đánh tàn quân Minh ngay tại hang Phi, ngài cho dựng một ngôi đền lớn bằng gỗ mang mang phong cách dân tộc Lào, có tên Sân Ca Da (chùa Ông).

Từ truyền thuyết khối đá hình Ông, hình Bà

45064145_306677126606126_1258830153971138560_n
Tượng đá hình người được thờ trong đền Ông, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa.

Chùa Ông – động Bà, từ bao đời nay luôn in đậm trong tâm thức người dân, gợi nhớ về mối tình thủy chung, hóa đá.

“Ngày xưa có một chàng trai tên Cả Cò, thường mang các vật dụng sắn bắt, làm được đến các buôn làng vùng thượng nguồn sông Mã và vùng mường Luông của nước Lào để buôn bán… Tại đây, chàng trai được mọi người vô cùng yêu mến, nhất là Xao La - con gái út của Vua Lào. Sau thời gian tìm hiểu, hẹn hò, hai người được nhà vua đồng ý kết duyên vợ chồng, nhưng chàng trai phải ở rể. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ tưởng chừng hạnh phúc viên mãn. Cả Cò nghe tin cha ốm nặng, chàng xin vua Lào về thăm cha. Thời gian trôi mau, khi bệnh tình của cha đã thuyên giảm, lại hay tin vợ con ngày đêm mong ngóng, xuống núi tìm mình, lòng chàng như lửa đốt, quên ăn quên ngủ, ngày đêm mong ngóng tin.

Chàng quyết định đón vợ con, sau nhiều ngày vượt núi, băng rừng, cuối cùng chàng trai cũng đến được vùng đất Mường Ca Da ( Quan Hóa bây giờ), bất ngờ gặp cơn lũ dữ, nước dâng cao không sang sông được. Cùng lúc ấy, hai mẹ con nàng Xao La vừa xuống đến bờ tả sông Mã thì nước sông chảy xiết, không sang được, đành ở lại hang Pha Múng Mường. Hai vợ chồng cùng đứa con thơ ở giữa hai bờ dòng sông gọi tên nhau trong tuyệt vọng. Cứ thế, họ đứng vậy chờ nhau, ngày này qua tháng khác, trải trăng khuyết, núi mòn họ vẫn đứng đợi nhau cho đến khi hóa thành tượng đá.

Tượng ông đứng một mình đơn côi, dõi mắt nhìn hướng về nàng Xao La và đứa con thơ; tượng bà phía sau địu con mỏi mắt ngóng đợi chồng.

Cảm phục tình yêu chung thủy, sắt son của đôi vợ chồng trẻ, người dân nơi đây đã lập đền thờ (Lễ hội dân gian Thanh Hóa). Đặc biệt, hai di tích này thường là nơi lui tới của khách thập phương, cầu mong Ông và Bà phù hộ độ trì, giúp đỡ trong cuộc sống… Cũng từ đó, tục thờ đá luôn nằm trong tâm thức của đồng bào dân tộc nơi đây.

Theo quan niệm, hòn đá hình người trong đền Ông được tích tụ bởi linh khí trời đất có thể mang lại sức khỏe cho con người và sư bình yên. Tục thờ đá ở đền Ông  - động Bà gắn với huyền tích về câu chuyện tình đẫm nước mắt của chàng trai Việt làm rể vua Lào cùng cô công chúa Xao La và đứa con thơ.

Hai khối đá hình người ở đền Ông – động Bà trên vùng đất Mường Ca Da huyền thoại luôn chứa đựng những điều huyền bí, từ khối đá vô tri, dân gian đã dựng lên hai đền thờ để thờ phụng… Bởi thế cho nên, tục thờ đá luôn hiện diện trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc nơi đây.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu