Số lượng DN startup Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á
(THPL) - Theo công bố mới nhất từ Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade), Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng doanh nghiệp startup nhưng đa phần vẫn thiếu kỹ năng phát triển kinh doanh bền vững.
Tin liên quan
- Doanh nghiệp cơ khí chủ động thích ứng, tạo đà phát triển
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
» Google công bố sẽ hỗ trợ startup Việt ra toàn cầu
» Startup Việt ELSA gọi vốn thành công 7 triệu USD
Theo Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade) công bố, hiện Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo báo cáo này, bối cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam có thể bắt nguồn từ năm 2004, khi IDG Ventures Vietnam được thành lập, rót hơn 100 triệu USD vào thị trường. Kể từ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển 3 đợt: làn sóng đầu tiên (2004 - 2007); làn sóng thứ hai (2007 - 2010); và làn sóng thứ ba (2011 đến nay).
Trong làn sóng thứ ba, Austrade nhận xét Việt Nam đã tăng trưởng 'phi thường' về số lượng startup, từ 400 vào năm 2012 lên gần 1.800 vào năm 2015 và 3.000 trong năm 2017. Các không gian làm việc chung (co - working space), vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) cùng các chương trình cho cộng đồng khởi nghiệp cũng bùng nổ từ 2016.
Cộng đồng khởi nghiệp chứng kiến sự ra mắt của các co - working space như Toong, Up, Dreamplex, Circo, Hatch!, Nest và Hub.IT. Các Accelerator (Chương trình đầu tư, đào tạo) mới cũng được ra mắt, bao gồm Vietnam Silicon Valley, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA), cùng hàng loạt các cơ sở ươm tạo thuộc các cơ quan chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu.
Theo Topica Founder Institute (TFI), lượng vốn đổ vào các startup Việt đã tăng 3 lần trong giai đoạn 2016-2018, từ 205 triệu USD lên gần 900 triệu USD. Austrade cho rằng vốn nước ngoài được chào đón. Các quỹ đầu tư mạo hiểm và tổ chức công nghệ quốc tế đang phát triển dấu ấn của riêng tại đây.
Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam được thúc đẩy chính ở 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Dù xác nhận các startup có tiềm năng lớn để phát triển, báo cáo của Austrade cũng chỉ ra 5 thách thức cơ bản đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Báo cáo của Austrade cũng chỉ ra 5 thách thức cơ bản đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam:
- Khả năng tiếp cận tài chính: Năm 2016, nguồn tài chính lớn của các nhà đầu tư trong nước đến từ 3 quỹ đầu tư mạo hiểm: IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent và DFJ VinaCapital. Tổng cộng, họ đã đầu tư hơn 120 triệu USD.
Tuy nhiên, khó thuyết phục các nhà đầu tư địa phương chấp nhận rủi ro và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu. Các startup giai đoạn đầu phụ thuộc nhiều vào tài trợ từ các nhà đầu tư thiên thần, nhưng loại nhà đầu tư này mới xuất hiện và chưa hỗ trợ được nhiều.
- Tài năng và kỹ năng điều hành: Hầu hết doanh nhân tài năng đều học ở nước ngoài về, chủ yếu từ các nước phương Tây. Tuy nhiên, những người ở Việt Nam thường không được đào tạo đầy đủ về khả năng kinh doanh nên khó hơn khi khởi sự và điều hành một công ty thành công.
Báo cáo cho rằng, dù Việt Nam nằm trong top 3 Đông Nam Á về số lượng startup, nhưng không nhiều doanh nghiệp được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Do đó, nhiều startup địa phương có cơ hội hạn chế để kết nối với hệ sinh thái khu vực.
- Hệ sinh thái phân mảnh: Mặc dù có sự hỗ trợ ngày càng tăng từ Chính phủ, hệ sinh thái hoạt động với từng mảng cô lập, thiếu kết nối. Do đó, để tăng cường hiệu quả, cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa các bên liên quan, xây dựng năng lực thể chế rộng hơn và sự hỗ trợ của Chính phủ.
- Khả năng R&D: Cần cải thiện đáng kể về năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới. Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở trạng thái non trẻ, phân mảnh và R&D vẫn chưa được chú trọng thích đáng cả trong kinh doanh và khu vực công.
- Vấn đề sở hữu trí tuệ: Việt Nam cần tăng cường khung pháp lý về bảo vệ sở hữu trí tuệ. Việt Nam là thành viên của WTO và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Pháp luật Việt Nam bao phủ hầu hết các khía cạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ theo Thỏa thuận về các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPS).
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng Việt Nam cần thực thi nghiêm túc các điều khoản trong những thỏa thuận này và Chính phủ nên làm nhiều hơn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các vấn đề sở hữu trí tuệ đến các startup Việt.
Trong đó các thách thức, báo cáo cho rằng, dù Việt Nam nằm trong top 3 Đông Nam Á về số lượng startup, nhưng không nhiều doanh nghiệp được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Do đó, nhiều startup địa phương có cơ hội hạn chế để kết nối với hệ sinh thái khu vực.
Các lưu ý chính cho các nhà đầu tư bao gồm: lĩnh vực thanh toán điện tử dù rất triển vọng nhưng đã có nhiều đơn vị tham gia; việc tìm kiếm và đào tạo các nhà sáng lập tài năng nội địa còn hóc búa; công nghệ Blockchain dù hứa hẹn nhưng cũng là thách thức, hay như việc tìm kiếm các nhân sự IT chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý...
Nam Phong
Tin khác
-
Thành phố Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
-
Những nhân tố “hâm nóng” thị trường phía Đông Hà Nội trong mùa giao dịch cuối năm
-
Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường
-
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1-0-2 tại Phú Quốc
-
Góc nhìn TTCK tuần 48/2024: Áp lực vĩ mô đè nặng mở ra cơ hội tích lũy từ vùng đáy
-
Doanh nghiệp cơ khí chủ động thích ứng, tạo đà phát triển
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
(THPL) - Theo khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, thị trường lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn. Dựa trên xu...25/11/2024 09:11:32Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
(THPL) - Tháng 12, núi Bà Đen thành điểm đến vô cùng hấp dẫn với một loạt các trải nghiệm văn hoá độc đáo lần đầu tiên có tại Tây Ninh.25/11/2024 09:17:40Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
(THPL) - Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm...25/11/2024 09:14:27Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
(THPL) - Khu vực Hà Nội, từ tối ngày 25/11 đến sáng ngày 26/11, có mưa rải rác. Ngày 26/11 trời chuyển lạnh, từ đêm 26/11 trời chuyển rét....25/11/2024 08:15:54
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- dịch vụ backlink chất lượng