05:36 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Sẽ có những gì bên trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam?

| 09:42 21/06/2017

(THPL) - Ở thời điểm việc thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam đến rất gần, khá nhiều độc giả đặt ra câu hỏi: Công trình ấy sẽ có những gì để phục vụ người xem?

Năm 2014, đề án thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam của Hội Nhà báo Việt Nam được Chính phủ phê duyệt. Cũng từ thời điểm đó, các bước chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng này bắt đầu được triển khai.

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Trưởng ban quản lý các dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đứng trước một núi công việc khi tất cả đều chỉ quen làm báo và hoàn toàn xa lạ với nghiệp vụ bảo tàng...Mọi chuẩn bị của Hội Nhà báo diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn không có ngân sách Nhà nước”.

Bởi thế, vấn đề sưu tập tư liệu trưng bày được phía dự án ưu tiên đặt lên hàng đầu trong vài năm qua. Việc sưu tầm chủ yếu được triển khai qua những đợt vận động, kêu gọi hiến tặng, hướng tới các nhà báo và độc giả.

Một số bản báo trước 1945 được lưu tại bảo tàng, gồm báo Tiếng Dân của học giả Huỳnh Thúc Kháng và Nam Phong tạp chí của học giả Phạm Quỳnh. Ảnh: Internet

Và đến khi ấy, chúng tôi hiểu rằng mình là những người cực kỳ may mắn, bởi rất nhiều nhà báo, nhà sưu tập và độc giả đã cùng tin tưởng vào dự án này và gửi đến chúng tôi những hiện vật đặc biệt của mình”, nhà báo Kim Hoa kể. 

Điển hình, ngay từ những ngày đầu tiên của đề án, nhà báo - nhà sử học Nguyễn Văn Khoa (nguyên Giám đốc Bảo tàng Thông tin) tìm tới phía tổ chức để tự nguyện tư vấn về công tác sưu tập tài liệu. Kèm theo đó, nhà báo này cũng tặng bảo tàng nhiều hiện vật giá trị, trong đó có một số tờ báo Tiếng Dân và lá thư của Tản Đà (trên cương vị chủ bút tờ tạp chí An Nam) gửi cho chủ bút một tờ báo tại Pháp với đề nghị hợp tác về nội dung. 

Hoặc để bảo tàng tương lai có được một chiếc máy chữ cùng loại với chiếc máy chữ mà Bác Hồ thường sử dụng trong thập niên 1950, ông Bùi Thanh Ứng - nguyên Chủ tịch Hội Việt kiều tại Pháp - chủ động sưu tầm và tặng Hội Nhà báo Việt Nam chiếc máy đánh chữ.

Cũng theo lời kể của nhà báo Kim Hoa, nhạc sĩ Phạm Tuyên từng khiến phía quản lý dự án “sốc” khi ông “lẳng lặng” tới dự một buổi phát động rồi bất ngờ đưa tặng một bản Nam Phong tạp chí số Tết (do thân sinh của nhạc sĩ là học giả Phạm Quỳnh làm chủ bút). Nhà báo - nhà sưu tập nổi tiếng Trần Thanh Phương (nguyên Phó TBT báo Đại Đoàn Kết) tặng cho bảo tàng một gia sản đặc biệt với gần 40 bộ sưu tập và tập lưu. Đa phần những tập lưu này đều là bản gốc, trong đó có những đầu báo điển hình thuộc giai đoạn trước 1975 của cả 2 miền.

Đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng hơn 14.000 hiện vật được lưu giữ trong kho bảo quản của đề án. Rất nhiều trong số đó không chỉ hấp dẫn bởi nội dung tự thân mà còn bởi cách các hiện vật ấy được lưu giữ trong hàng chục năm trước khi “tìm đến” với đề án này.

Hòa Bình (t/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu