22:30 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Sắp có gói cho vay 100.000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế

09:48 29/09/2021

(THPL) – Hiện các ngân hàng đang lên kế hoạch để cho vay ra thị trường với gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô cho vay hơn 100.000 tỷ đồng với lãi suất 3-4% một năm.

Thông tin này được Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Tuấn Anh tiết lộ tại buổi tọa đàm về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vừa diễn ra trong tuần.

Báo VnExpress đưa tin, Vụ trưởng Tín dụng cho biết, sau khi Uỷ ban thường vụ có quyết định chính thức, Ngân hàng Nhà nước sẽ tính toán kỹ về gói này. Nếu được thông qua, gói cấp bù lãi suất là động thái tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp, sau một số đợt giảm lãi suất điều hành hay kêu gọi sự chia sẻ từ các ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng đã dành khoảng 26.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ và doanh số cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay đã đạt 4,46 triệu tỷ đồng.

Sắp có gói 100.000 tỷ đồng dư nợ bơm vào nền kinh tế. Ảnh minh họa

Với gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đánh giá, quy mô vẫn quá nhỏ để có ý nghĩa tạo sức bật cho kinh tế phục hồi. Ông kiến nghị cần nới rộng quy mô gói này. Nguồn lực hỗ trợ có thể đến từ quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Tài chính phát hành trái phiếu.

Trong đó, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương tạo ra hiệu ứng giảm lãi suất chung cho tất cả, mặt bằng lãi suất chỉ cần 1%. Cùng với gói này nữa khoảng 2-3%, tạo ra xung lực tổng cộng 4%. Phải có những biện pháp vĩ mô của Ngân hàng Trung ương cùng với biện pháp hỗ trợ từ ngân sách để tạo ra hiệu ứng giảm lãi suất rõ rệt với doanh nghiệp. Pha trộn gói hỗ trợ lãi suất này với gói giãn hoãn của ngân hàng nhà nước đang thực hiện cần phải có những chế độ hạch toán, kế toán rõ ràng, minh bạch.

Báo Lao động thông tin thêm, Việt Nam từng làm gói hỗ trợ lãi suất năm 2009 và tài trợ tương đối mạnh tay vì suy giảm rất mạnh sau khủng hoảng năm 2008. Mức tài trợ khi đó khoảng 4-5% lãi suất, riêng gói tài trợ lãi suất lên tới khoảng 19.000 tỷ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, một số chốt về vĩ mô không kiểm soát được dẫn đến không hiệu quả. Do đó, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, hiện tại nếu làm gói hỗ trợ lãi suất thì cần phải tránh được những rủi ro này.

Biện pháp đưa ra cần đơn giản, tiện lợi để nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này. Ngoài ra, cũng cần tính toán kéo dài gói hỗ trợ này trong vòng bao lâu, để sau khi kết thúc thì "giải tán" quy chế này. Ngân sách và các ngân hàng thương mại cũng phải thanh toán sòng phẳng, thay vì trừ vào thuế doanh nghiệp.

Liên quan đến giải pháp cấp bù lãi suất, mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định ngay trong kỳ họp tháng 10 tới các giải pháp về cấp bù lãi suất cho ngân hàng để giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ dựa trên chi phí lao động.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu