02:47 ngày 28/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Cánh Diều: Sách mới gần giống như sách cũ – do chương trình hay sách giáo khoa?

Ngô Thị Minh Hà | 09:54 27/09/2021

(THPL) - Chương trình và sách giáo khoa mới được yêu cầu phải đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và tạo được sự chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Thế thì tại sao sách giáo khoa lại vẫn gần như cũ được?

Cháu lớn nhà tôi học lớp 7 dạy em học sách Tiếng Việt 2 bộ Cánh diều, cháu nói:
- Sao sách mới của em mà giống hệt sách lớp 2 cũ của chị thế?

Tôi giật mình. Sao có thể thế được? Bộ GD&ĐT đã triển khai soạn cả một bộ chương trình giáo dục phổ thông mới (từ lớp 1 đến lớp 12) và biên soạn mấy bộ sách giáo khoa nhằm đáp ứng yêu cầu mới về nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình và sách giáo khoa mới được yêu cầu phải đảm bảo tính hiện đại, hội nhập và tạo được sự chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Thế thì tại sao sách giáo khoa lại vẫn gần như cũ được?

Tôi cùng các con đối chiếu sách Tiếng Việt 2 bộ Cánh diều con đang học với sách Tiếng Việt cũ mà cháu lớn đã học thì thấy dùng lại sách cũ quá nhiều.

TT

Văn bản

In trong TV2 Cánh Diều

In trong SGK TV - CT 2000 và CCGD

1

Làm việc thật là vui

               (Theo Tô Hoài)

Trang 6, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16

2

Ngày hôm qua đâu rồi (Bế Kiến Quốc)

Trang 15, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 10

3

Đồng hồ báo thức (Hoài Khánh)

Trang 16, tập 1

Tiếng Việt 3, tập 2, trang 44

4

Mít làm thơ (Theo Nô-xốp /

Vũ Ngọc Bình dịch)

Trang 25, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 18 và 36

5

Phần thưởng (Phỏng theo Blai-tơn/ Lương Hùng dịch)

Trang 33, tập 1

Trang 13, tập 1

6

Cái trống trường em (Thanh Hào)

Trang 40, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 45

7

Dậy sớm (Thanh Hào)

Trang 41, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 76

8

Ngôi trường mới (Ngô Quân Miện)

Trang 50, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 50

9

Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Xanh)

Trang 57, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 60

10

Bàn chân kì diệu (Theo sách Tôi đi học)

Trang 64, tập 1

Tiếng Việt 4, tập 1, trang 107

11

Nghe thầy đọc thơ (Trần Đăng Khoa)

Trang 67, tập 1

Tiếng Việt 4, tập 1, trang 10 (SGK CCGD)

12

Bạn của nai nhỏ (Theo sách Văn lớp 3 – Trung tâm Công nghệ GD)

Trang 74, tập 1

Trang 22, TV2, tập 1

13

Ông và cháu (Phạm Cúc)

Trang 98, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 84

14

Sáng kiến của bé Hà (Theo Hồ Phương)

Trang 99, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 78

15

Thỏ thẻ (Hoàng Tá)

Trang 103, tập1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 91

16

Quà của bố (Theo Duy Khán)

Trang 119, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 106

17

Sự tích cây vú sữa (Theo Ngọc Châu)

Trang 123, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 96

 18

Bé Hoa (theo Việt Tâm)

trang 129, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 121

19

Tiếng võng kêu (Trần Đăng Khoa)

Trang 135, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 117

20

Câu chuyện bó đũa (Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

Trang 138, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 112

21

20. Trên chiếc bè (Tô Hoài)

Trang 142, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 34

22

Người trồng na (Truyện dân gian Việt Nam)

Trang 144, tập 1

Tiếng Việt 1, tập 2

23

21. Bím tóc đuôi sam (Phỏng theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI / Phí Văn Gừng dịch)

Trang 146, tập 1

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 91

24

Đàn gà mới nở (Phạm Hổ)

Trang 4, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 135

25

Trâu ơi (ca dao)

Trang 13, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 136

26

Con chó nhà hàng xóm (Theo Thuý Hà)

Trang 14, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 129

27

Bạn có biết (Theo Lê Quang Long, Ngô Thị Thanh Huyền)

Trang 29, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 85

28

Chiếc rễ đa tròn (Theo sách Bác Hồ kính yêu)

Trang 33, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 150

29

Chim rừng Tây Nguyên (Theo Thiên Lương)

Trang 42, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 34

30

Chim sơn ca và bông cúc trắng (Theo An-đéc-xen/ Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn dịch)

Trang 49, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 23

31

Con quạ thông minh

Trang 52, tập 2

Tiếng Việt 1, tập 2

32

Sư tử xuất quân (La Phông-ten / Minh Đức lược dịch)

Trang 56, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 46

33

Cây đa quê hương (theo Nguyễn Khắc Viện)

Trang 75, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 93

34

Luỹ tre (Nguyễn Công Dương)

Trang 77, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 1, trang 82 (SGK CCGD)

35

Chuyện bốn mùa (Theo Từ Nguyên Tĩnh)

Trang 81, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 4

36

Ông Mạnh thắng thần gió (Phỏng theo A-nhông (Hoàng Ánh dịch)

Trang 91, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 13

37

Mùa nước nổi (Theo Nguyễn Quang Sáng)

Trang 92, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 19

38

Thư Trung thu (Hồ Chí Minh)

Trang 119, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 9

39

Chuyện quả bầu (Truyện dân gian Khơ-mú)

Trang 122, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 116

40

Người làm đồ chơi (Theo Xuân Quỳnh)

Trang 126, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 133

41

Bóp nát quả cam (Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Trang 131, tập 2

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124

42

Mùa xuân đến (Nguyễn Kiên)

 

Tiếng Việt 2, tập 2, trang 17

..

...

   

Một quyển sách giáo khoa mới mà dùng đến hơn bốn mươi văn bản cũ! Đương nhiên với những văn bản “đi cùng năm tháng”, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật thì cần và nên tiếp tục đưa vào sách mới. Nhưng thiết nghĩ nếu đưa vào quá nhiều như vậy thì có có cần phải viết SGK mới? Và như thế có gọi là “đổi mới chương trình và sách giáo khoa”?

Tôi còn tò mò muốn tìm hiểu xem, khi dùng lại những văn bản cũ trong sách giáo khoa cũ, liệu các tác giả của sách Tiếng Việt 2 - Cánh Diều có hướng dẫn dạy học theo định hướng mới của chương trình ban hành năm 2018? Chẳng hạn, ở việc dạy đọc (trước đây là phân môn Tập đọc), liệu các tác giả có biên soạn hệ thống câu hỏi đọc hiểu khác với những câu hỏi đã biên soạn cách đây 20 năm hay không?

Câu hỏi trong SGK cũ
Câu hỏi trong Tiếng Việt 2 - Cánh Diều.

Đối chiếu một số bài dạy lại sách cũ, có thể thấy các câu hỏi dưới bài đọc hầu như chẳng thay đổi gì.

Tên bài

Câu hỏi trong SGK cũ

Câu hỏi trong Tiếng Việt 2 – Cánh diều

Làm việc thật là vui

(Theo Tô Hoài)

1. Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?

2. Bé làm những việc gì?

3. Đặt câu với mỗi từ: rực rỡ, tưng bừng.

1. Mỗi vật, con vật được nói trong bài làm việc gì?

2. Bé bận rộn như thế nào?

3. Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui?

Phần thưởng

(Phỏng theo Blai-tơn/ Lương Hùng dịch)

1. Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na.

2. Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?

3. Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không1? Vì sao?

4. Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?

1. Na là học sinh như thế nào?

2. Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?

3. Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?

4. Khi Na được phần thưởng:

  a) Mọi người vui mừng như thế nào?

  b) Mẹ của Na vui mừng như thế nào?

6. Cái trống trường em (Thanh Hào)

1. Bạn HS xưng hô, trò chuyện như thế nào với cái trống trường?

2. Tìm những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trống.

3. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn HS với ngôi trường.

1. Bài thơ là lời của ai?

2. Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống trường?

3. Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường thế nào?

Sáng kiến của bé Hà

1. Bé Hà có sáng kiến gì?

2. Hai bố con Hà chọn ngày nào làm “ngày ông bà”? Vì sao?

3. Bé Hà còn băn khoặc chuyện gì?

4. Hà dã tặng ông bà món quà gì?

5. Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào?

1. Bé Hà hỏi bố điều gì?

2. Vì sao bé Hà và bố chọn ngày lập đông làm “ngày của ông bà”?

3. Gần đến ngày lập đông, Hà con băn khoăn chuyện gì?

4. Món quà Hà tặng ông bà là gì?

 Sự tích cây vú sữa (Theo Ngọc Châu)

1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bes đã làm gì?

3. Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?

4. Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?

5. Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?

1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

2. Khi quay về nhà,  không thấy mẹ, cậu bé làm gì?

3. Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ gì đã xảy ra?
4. Những hình ảnh nào của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ?

Tiếng võng kêu (Trần Đăng Khoa)

1. Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì?

2. Cho biết mỗi ý sau đây được nói trong những câu thơ nào?

   a) Đưa võng ru em

   b) Ngắm em ngủ

   c) Đoán em bé mơ thấy gì?

3. Những từ ngữ nào tả em bé đang ngủ rất đáng yêu?

1. Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

2. Tìm những hình ảnh cho bé giang đang ngủ rất đáng yêu?

3. Bạn nhỏ nói gì với em bé trong hai khổ thơ cuối?

Câu chuyện bó đũa (Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

1. Câu chuyện này có những nhân vật nào?

2. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

3. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

4. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?

5. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

1. Thấy các con không hoà thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?

2. Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa?

   a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

   b) Vì họ bẻ từng chiếc một.

   c) Vì họ bẻ không đủ mạnh.

3. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

4. Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì?

Trên chiếc bè

(Tô Hoài)

1. Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?

2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?

3. Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.

1. Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?

2. Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?

3. Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?

4. Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến?

Đàn gà mới nở

(Phạm Hổ)

1. Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con.

2. Gà mẹ bảo vệ con, âu yếm con như thế nào?

3. Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?

1. Tìm những khổ thơ tả:

   a) Một chú gà con

   b) Đàn gà con và gà mẹ.

2. Gà mẹ làm gì để che chở gà con?

3. Hãy tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con.

Con chó nhà hàng xóm (Theo Thuý Hà)

1. Bạn của Bé ở nhà là ai?

2. Khi Bé bị thương, Cún đã giúp Bé như thế nào?

3. Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?

4. Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?

5. Bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ ai?

1. Bạn của Bé ở nhà là ai?

2. Cún Bông đã giúp Bé như thế nào?

   a) Khi Bé ngã?

   b) Khi Bé phải nằm bất động?

3. Vì sao bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ Cún Bông?

Chiếc rễ đa tròn (Theo sách Bác Hồ kính yêu)

1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?

2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?

3. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào?

4. Các bạn nhỏ thích chơi trò chơi gì bên cây đa ây?

5. Hãy nói một câu:

a) Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.

b) Về thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh.

1. Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

2. Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

3. Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?

4. Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chơi gì bên cây đa ây?

 Sư tử xuất quân (La Phông-ten / Minh Đức lược dịch)

1. Sư Tử muốn giao việc cho thần dân theo cách nào?

2. Voi, Gấu, Cáo, Khỉ được giao những việc gì?

3. Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ?

4. Chọn một tên khác cho bài thơ theo gợi ý dưới đây:

  a) Ông vua khôn ngoan.

  b) Nhìn người giao việc.

  c) Ai cũng có ích.

1. Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn thế nào?

2. Tìm ví dụ để thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân.

   M. Sư Tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất khoẻ.

3. Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ?

4. Chọn một tên khác cho bài thơ theo gợi ý dưới đây:

  a) Ông vua khôn ngoan.

  b) Nhìn người giao việc.

  c) Ai cũng có ích.

 Chuyện bốn mùa (Theo Từ Nguyên Tĩnh)

1. Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?

2. Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay:

a) Theo lời của nàng Đông.

b) Theo lời của bà Đất.

3. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?

4. Em thích nhất mùa nào? Vì sao?

1. Câu chuyện có mấy nàng tiên? Mỗi nàng tiên tượng trưng cho mùa nào?

2. Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có có gì hay?

3. Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu như thế nào?

Mùa nước nổi (Theo Nguyễn Quang Sáng)

1. Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?

2. Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

3. Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài.

1. Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

2. Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

 a) Vì nước dâng lên hiền hoà.

 b) Vì nước lũ đổ về dữ dội.

 c) Vì mưa dầm dề.

3. Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

 Thư Trung thu (Hồ Chí Minh)

1. Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai?

2. Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?

3. Bác khuyên các em làm những điều gì?

1. Bác Hồ gửi bức thư trên cho ai?

2. Tìm những câu thơ thể hiện các ý sau:

 a) Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.

 b) Thiếu nhi rất đáng yêu.

3. Bác Hồ khuyên thiếu nhi điều gì?

Người làm đồ chơi (Theo Xuân Quỳnh)

1. Bác Nhân làm nghề gì?

2. Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Nhân như thế nào?

3. Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?

4. Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng?

5. Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng.

1. Bác Nhân trong câu chuyện làm nghề gì?

2. Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? Chọn ý đúng:

   a) Vì bác không thích ở thành phố.

   b) Vì dạo này bác không bán được hàng.

  c) Vì bác không thích làm đồ chơi bằng bột.

3. Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, thái độ của bạn nhỏ thế nào?

4. Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?

 Bóp nát quả cam (Theo Nguyễn Huy Tưởng)

1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

2. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì?

3. Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào?

4. Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?

5. Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?

1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

2. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói gì?

3. Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thế nào?

4. Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điều gì?

So sánh sơ bộ, câu hỏi đọc hiểu sau 20 năm hầu như giữ nguyên, không thay đổi gì, có chăng là thêm bớt một vài từ hoặc điều chỉnh thứ tự câu hỏi hay đổi sang câu trắc nghiệm cho dễ hơn trước đây 20 năm. Vậy thì sự khác biệt giữa thiết kế sách giáo khoa dạy học giữa “nặng về truyền thụ kiến thức” với sách dạy học “theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học” là gì?

Tất nhiên, khi được biên soạn giống nhiều với sách giáo khoa cũ cũng tạo nên những “ưu thế” nhất định của sách giáo khoa Cánh Diều, đó là giáo viên không cần phải đầu tư thêm nhiều thời gian cũng có thể dễ dàng sử dụng vì các thầy cô như thể đã được sử dụng sách đó để dạy học trong nhiều năm rồi.

Nhưng từ góc độ yêu cầu “đổi mới căn bản toàn diện” theo “định hướng phát triển năng lực phẩm chất”; từ góc độ cần có những tài liệu giáo khoa dạy học thực sự đổi mới, có tính hiện đại, tiệm cận với những bộ sách giáo khoa của các nước phát triển, thì việc sách giáo khoa Tiếng Việt - Cánh Diều giống sách giáo khoa cũ quá nhiều như thế thực sự là một vấn đề không hề nhỏ. Chúng tôi, những phụ huynh có con đang theo học theo chương trình mới mong muốn con em mình được học những cuốn sách giáo khoa thực sự đổi mới.

Nếu sách giáo khoa mới vẫn giữ nhiều thứ “y như cũ” như vậy thì nguyên nhân là chương trình mới không có gì mới hay người soạn sách không chịu đổi mới? Chúng tôi rất cần một câu trả lời, một lời giải thích từ những người có trách nhiệm.

Ngô Thị Minh Hà

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu