Phát hành miễn phí tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 - Cánh Diều
(THPL) - Ngày 20/10, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo trung ương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ đã báo cáo những vấn đề dư luận quan tâm liên quan tới sách giáo khoa (SGK) lớp 1.
Theo đó, trước phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng Thẩm định) rà soát, làm việc với tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều.
Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng Thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn. Các từ ngữ như "nhá", "nom" "quà... quà", Hội đồng Thẩm định đã khuyến nghị ở biên bản vòng 1. Sau khi rà soát sách, Hội đồng Thẩm định tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn.
Một số từ ngữ được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như "chén", "cuỗm", "tợp", "lồ ô", "be be", "lỡ xô", "ti vi", "khổ mỡ"..., hội đồng đề nghị nhóm tác giả tìm từ ngữ khác phù hợp. Một số đoạn bài như "Hai con ngựa", "Cua, cò và đàn cá", "Lừa, thỏ và cọp" sau khi rà soát, Hội đồng Thẩm định tiếp tục đề nghị nhóm tác giả thay thế văn bản khác.
Một số đoạn bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như "Ve và gà", "Ước mơ của tảng đá", "Quạ và chó", Hội đồng Thẩm định đề nghị nhóm tác giả thay bài khác phù hợp. Hội đồng Thẩm định đề nghị nhóm tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài đa nghĩa (đã xuất hiện khá nhiều trong bộ sách). Các tác giả nên chọn các đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam.

Theo báo Người lao động, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu nhà xuất bản và nhóm tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính và gửi Hội đồng Thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà xuất bản, các tác giả tiến hành rà soát tất cả 5 bộ sách để xem có vấn đề gì cần chỉnh sửa hay không, những lỗi lớn thì phải thay đổi, những lỗi nhỏ, chưa thực sự phù hợp thì có thể điều chỉnh trong quá trình sử dụng.
Trước câu hỏi phải chăng Bộ GD-ĐT có chỉ đạo không cho giáo viên phát ngôn về những bất cập của bộ SGK Cánh Diều, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định Bộ GD-ĐT không có văn bản nào quy định giáo viên không được lên tiếng phản ánh về những bất cập trong thực hiện chương trình mới. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Độ thừa nhận Bộ GD-ĐT tiếp nhận thông tin phản ánh hơi chậm. Trên thực tế, Bộ GD-ĐT cũng trực tiếp đi kiểm tra ở nhiều nhà trường nhưng lại không nhận được ý kiến đề xuất, góp ý trực tiếp nào của giáo viên.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay đã chỉ đạo nhà xuất bản phát hành SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều in thêm tài liệu chỉnh sửa, bổ sung và phát hành miễn phí cho học sinh và các trường đang sử dụng SGK này.
Theo báo Kinh tế và Đô thị, ngoài ra để tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả, đúng quy định, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH để chỉ đạo các địa phương tăng cường một số giải pháp. Trong đó, các trường tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học... Để xử lý kịp thời, hiệu quả khó khăn khi sử dụng SGK trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong SGK, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản, tác giả viết sách thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên. Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các sở GD&ĐT yêu cầu các trường hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ động lựa chọn ngữ liệu khác phù hợp (nếu cần thiết) để tổ chức dạy học.
Cùng với việc ban hành Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tiếp tục nghiên cứu về bổ sung các quy định về việc thực nghiệm khi biên soạn SGK. Việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu SGK khi Hội đồng đánh giá "Đạt" và lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội trước khi Bộ trưởng ký ban hành. Dự kiến thực hiện lấy ý kiến trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Thanh Mai (tổng hợp)
Tin khác
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 12 được hợp nhất từ chi nhánh 5 tỉnh
Quý 1 năm 2025 – Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế
Công an vào cuộc xác minh vụ mời "TikToker giang hồ" dự sự kiện Vua nem chua
Việt Nam mở cửa thị trường cho hải sản tươi sống của Anh
Phòng chống dịch sởi: Thực tế và những biện pháp hiệu quả
UBND tỉnh Hòa Bình được giao làm chủ đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Bộ đội Biên phòng kịp thời cứu 20 ngư dân bị chìm tàu cá gần đảo Phú Quý
(THPL) - Ngày 2/4, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận thông báo đã kịp thời cứu nạn 20 ngư dân gặp nạn trên biển, gần khu vực...02/04/2025 16:16:44Bcons Uni Valley hút khách nhờ tiềm năng kinh doanh "khủng” từ quần thể 10.000 căn hộ quanh dự án
(THPL)- Với số lượng giới hạn chỉ 152 căn nhà phố giữa khu quần thể 10.000 căn hộ Bcons City bao quanh, nhà phố thương mại Bcons Uni Valley (TP Dĩ...02/04/2025 16:19:08Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số loại thép mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc
(THPL) - Một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67-37,13%.02/04/2025 14:04:20Xây dựng và ban hành Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
(THPL) - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định việc khẩn trương xây dựng và ban hành Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược...02/04/2025 11:23:23