15:21 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Quốc hội phê duyệt đề án 14.000 tỷ đồng đào tạo tiến sĩ

| 11:11 15/11/2017

(THPL) - Chiều 14/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018, theo đó Quốc hội thống nhất duyệt Đề án 911 trong việc đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2010-2020 với kinh phí lên tới 14.000 tỷ đồng.

Theo báo Một thế giới, ông Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 Chính phủ báo cáo Quốc hội để bố trí kinh phí cho các đề án đào tạo của ngành giáo dục.

Trong đó, Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (Đề án 911) dựa trên chỉ tiêu đào tạo theo kế hoạch, mức chi từ nguồn ngân sách theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức và khả năng triển khai thực tế.

quoc_hoi_phe_duyet_de_an_14000_ti_dong_de_dao_tao_tien_si_75939_ba5588f9b001ec94eed520aac09d836e_nguyen-duc-hai_resize
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Cổng thông tin Quốc hội

Theo báo Infonet, Đề án 911, thực hiện việc đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2010-2020 theo các hình thức như sau: Đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới; Đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài; Đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ ở trong nước. Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 14.000 tỷ đồng.

Một số ý kiến ĐBQH cho rằng nên ưu tiên đầu tư cho giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa và giáo viên phổ thông. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thời gian qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện khá toàn diện nhiệm vụ này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ phương án phân bổ như dự thảo Nghị quyết.

Có ý kiến ĐBQH đề nghị bố trí thu hồi tối thiểu 30% nợ xây dựng cơ bản và vốn ứng trước để đảm bảo hết năm 2020 trả hết nợ XDCB và thu hồi vốn ứng trước theo Nghị quyết của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, để đảm bảo hết năm 2020 trả hết nợ XDCB và thu hồi vốn ứng trước theo Nghị quyết của Quốc hội thì trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2018-2020 phải bố trí thu hồi tối thiểu 30%.

Tuy nhiên, do cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) khó khăn, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2018 chỉ là 187 nghìn tỷ đồng, sau khi bố trí cho các dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ (50 nghìn tỷ đồng), vốn ngoài nước (60 nghìn tỷ đồng), đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các bộ, ngành là 5 nghìn tỷ đồng, phần còn lại là 72 nghìn tỷ đồng. Nếu bố trí cứng ở mức tối thiểu 30% thu hồi ứng trước và thanh toán đọng XDCB thì phần vốn còn lại không đủ để bố trí cho các nhiệm vụ như hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, cấp bù chênh lệch lãi suất, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2018.

Một số ý kiến ĐBQH cho rằng, phân bổ nguồn vốn cho hai chương trình mục tiêu quốc gia chưa thực sự phù hợp với tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đề nghị bố trí tăng thêm để đảm bảo lộ trình phân bổ vốn, thúc đẩy tối đa hiệu quả nguồn vốn.

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong kế hoạch các năm 2016 – 2018, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt số vốn bố trí từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình MTQG là 41.455,21 tỷ đồng, bằng 39,63% so với mức vốn Quốc hội đề ra và dự kiến tiếp tục cân đối, bố trí trong những năm tiếp theo, phấn đấu đảm bảo tổng mức tối thiểu theo yêu cầu của Quốc hội. Việc phân bổ chi tiết nguồn ngân sách Trung ương cho các bộ, ngành và địa phương thực hiện các chương trình này được thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức và đối tượng phân bổ của từng chương trình…

Có ý kiến ĐBQH đề nghị Chính phủ làm rõ quan điểm và thể hiện tính nhất quán về việc sử dụng nguồn lực dự phòng đầu tư công trung hạn. Tại Tờ trình số 478/TTr-CP ngày 19/10/2017, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh giảm 14.033,79 tỷ đồng kế hoạch vốn TPCP năm 2017, đồng thời bổ sung tăng 14.033,79 tỷ đồng kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017 cho các dự án đã thực tế giải ngân nhưng chưa được bố trí kế hoạch theo quy định từ năm 2016 trở về trước và sử dụng nguồn dự phòng chung vốn nước ngoài (30.000 tỷ đồng) trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong khi lại đề nghị chưa sử dụng nguồn dự phòng tại báo cáo số 464/BC-CP ngày 18/10/2017 về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2017 và dự toán NSNN năm 2018.

 

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu