Quảng Ninh: Dầu sở sẽ sang Pháp trong tương lai gần
(THPL) - Cây sở - loài cây đặc trưng của miền biên cương Bình Liêu (Quảng Ninh) đem lại cho đồng bào hướng phát triển mới, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Theo báo VOV, núi rừng vùng Đông Bắc ẩn trong mình rất nhiều những loại cây trồng dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây sở - loài cây đặc trưng của miền biên cương Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ đem lại cho đồng bào hướng phát triển mới, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững mà còn trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút hàng vạn du khách đến với vùng biên viễn.
Với nhiều đồng bào Dao, Tày, Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu, cuộc sống thường ngày gắn bó mật thiết với tán rừng sở. Cây sở (hay còn gọi là cây dầu chè, trà mai hoa) có giá trị sử dụng đa dạng, rễ cây dùng trị đau dạ dày; rễ và vỏ dùng để trị gãy xương, bong gân; vỏ phơi khô được dùng làm chất đốt, thuốc nhuộm.
Với quả sở, các gia đình bản địa vẫn truyền nhau bí quyết ép hạt lấy dầu, thường dùng làm dầu ăn hay thuốc y dược. Đây cũng là giá trị lớn nhất của cây, bởi dầu sở được coi là có giá trị dinh dưỡng không thua kém dầu oliu, có chứa nhiều omega 3, 6, 9, có thể tăng cường sức đề kháng, chống ung thư, giảm béo,... Thậm chí, bã sở sau khi ép dầu vẫn được dùng để làm sạch đầm tôm, làm phân bón nông nghiệp chất lượng cao.
Mặc dù có giá trị lớn như vậy nhưng trong một thời gian dài, diện tích rừng sở ở Bình Liêu đã bị suy giảm mạnh. Đất rừng phần lớn nhường chỗ cho cây keo hay hồi, quế.
Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Liêu cho biết: Hiện nay sau khi xác định được các giá trị của cây sở đem lại thì huyện Bình Liêu đã có những chính sách để khuyến khích khôi phục phát triển lại cây sở. Đặc biệt là từ năm 2014 huyện đã thực hiện dự án Khôi phục phát triển cây sở trên địa bàn huyện đến năm 2020 với quy hoạch diện tích trồng khoảng 1.700ha, trồng mới 1.500ha.
Hỗ trợ đến 70% giá cây giống, hỗ trợ phát triển sản xuất theo các chương trình xây dựng Nông thôn mới và chương trình 135, huyện Bình Liêu đã thu hút được sự vào cuộc của đồng bào. Rừng sở dần phủ xanh lại núi rừng, đến nay đã có tới hơn 400ha tập trung tại xã Đồng Tâm.
Cùng với đó, huyện cũng khuyến khích các hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm từ cây sở, thu mua và tiêu thụ quả sở tại chỗ. Hiện giá bán dầu sở trên thị trường khá cao, khoảng 400.000 đồng/lít, ngày càng được người tiêu dùng biết đến và phản hồi khá tích cực.
Năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được một doanh nghiệp của Pháp tới nghiên cứu đầu tư. Công ty TNHH Nor - Feed tại Việt Nam đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy chế biến dầu sở và chiết xuất dược liệu từ thực vật tại Bình Liêu với công suất 30-50 nghìn tấn hạt sở/năm, vốn đầu tư 1,2 triệu USD. Để đáp ứng cho nhà máy, 3.000ha cây sở đang được tích cực triển khai. Dầu sở miền biên giới Quảng Ninh sẽ sang Pháp, thị trường châu Âu trong tương lai gần.
Theo báo Dân Việt, dự án nhằm mục đích sản xuất và sử dụng nguồn nguyên liệu thô tại Việt Nam như cây sở để chế biến ép hạt sở lấy dầu, đồng thời phát triển sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thảo dược và cây trồng sẵn có. Công suất đầu tư từ 30.000 - 50.000 tấn hạt sở/năm. Tổng mức đầu tư ước tính giai đoạn 1 của dự án khoảng 1,2 triệu USD, thời gian dự kiến đầu tư trong năm 2017 đến hết năm 2019, diện tích nghiên cứu khoảng 15ha.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Nếu dự án được triển khai sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, gắn với việc đảm bảo an sinh xã hội, phát triển du lịch, mở rộng phát triển ngành dược liệu trên địa tỉnh. Tỉnh rất ủng hộ và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dầu sở và chiết xuất dược liệu từ thực vật tại huyện Bình Liêu.
Bên cạnh đó, Bình Liêu cũng tổ chức Hội hoa Sở từ năm 2015, vừa tôn vinh loại cây trồng bản địa, vừa kết hợp giao lưu văn hóa các dân tộc, giới thiệu các sản phẩm độc đáo của địa phương.
Ông Đặng Bá Bắc, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: "Hội hoa Sở tạo ra một hiệu ứng rất cao cho việc phát triển du lịch, đem lại giá trị về thương mại dịch vụ cho Bình Liêu những năm vừa qua. Năm 2017, Bình Liêu đón 6 vạn du khách. Năm 2018 là Năm du lịch Quốc gia do Quảng Ninh đăng cai, tôi tin khách đến với Bình Liêu sẽ đông hơn".
Theo ước tính, có khoảng 1 vạn khách đến với Bình Liêu dịp Hội hoa sở 2017 vừa qua. Hội hoa Sở đang dần trở thành thương hiệu của Bình Liêu, một sản phẩm du lịch mới thu hút du khách đến với vùng cao.
Cùng với những loại nông sản độc đáo khác, cây sở sẽ góp phần mở rộng vùng dược liệu trên địa bàn Quảng Ninh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, từ đó nâng cao đời sống đồng bào nơi biên cương xa xôi.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Cung cấp Lọc dầu máy nén khí giá tốt