Phát triển vùng nguyên liệu – hướng đi cho doanh nghiệp ngành giấy
(THPL) - Trong bối cảnh ngành giấy trong nước đứng trước nhiều thách thức, việc các doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển vùng nguyên liệu được xem là hướng đi đúng đắn, góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, từ đó có thể chủ động được trong khâu sản xuất.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Tập đoàn Geleximco: Đầu tư công nghiệp gắn liền với phát triển bền vững
» Hiệu suất lò hơi Nhiệt điện Thăng Long vượt cam kết, Geleximco thu thêm lợi nhuận ròng 55 triệu USD
» Đưa Nhiệt điện Thăng Long về đích sớm, Geleximco "bỏ túi" hàng trăm tỷ đồng
Thách thức từ nguồn nguyên liệu
Từ trước đến nay, ngành giấy luôn được Chính phủ và Bộ Công Thương đánh giá là lĩnh vực cần quan tâm, hỗ trợ phát triển. Hiện nay, ngành công nghiệp giấy của Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp chế biến lâm sản nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…, ngành giấy trong nước đã phải đối mặt với khá nhiều thách thức, nhất là khi không tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Theo thống kê, mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam sử dụng tới 70% nguyên liệu phế thải để sản xuất, hơn nửa số này phải nhập khẩu.
Theo giải thích của các doanh nghiệp ngành giấy, tình trạng nhập khẩu cao là vì các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu thô để làm nguyên liệu sản xuất giấy thành phẩm. Nguyên do là chưa có đủ dây chuyền để sản xuất bột giấy từ gỗ.
Hiện tại, đa số phải xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô sang các nước và nhập lại bột giấy thành phẩm về làm nguyên liệu sản xuất. Thêm vào đó, nguồn gỗ thô vẫn chưa nhiều, do cạnh tranh với ngành chế biến gỗ.
Theo đại diện Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, đơn vị sở hữu và vận hành Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, việc đầu tư vào các nhà máy giấy sẽ giúp doanh nghiệp nội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, lộ trình này còn tuỳ vào năng lực tài chính của từng doanh nghiệp.
Với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, để phát triển bền vững, ngoài đầu tư cho trang thiết bị, Giấy An Hòa còn đặt ra chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu giấy với việc xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn, từ đó làm giảm đi gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy.
Hướng đi nào cho doanh nghiệp?
Theo đại diện Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, việc phát triển nguồn nguyên liệu được xem là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy. Nằm trong chiến lược dài hạn, thời gian vừa qua, Giấy An Hòa đã tập trung xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn.
Ngày 27/06/2008 UBND tỉnh Tuyên Quang có Quyết định số 1012/QĐ-CT về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà nhằm tạo nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ cho Nhà máy, phát triển trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ chính là ươm giống cây, trồng rừng nguyên liệu đủ cung cấp các loại giống tốt cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu giấy trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.
Tổng diện tích được quy hoạch 85.650,9 ha rừng trồng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất tại 105 xã của các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Lâm Bình và thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Với điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, Công ty cũng đã xây dựng các trung tâm nguyên liệu lâm nghiệp tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động địa phương, hàng năm Giấy An Hoà cung cấp gần 3 triệu cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu mua gỗ và dăm gỗ nguyên liệu của người dân.
Dây chuyền sản xuất bột giấy của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa có công suất 130.000 tấn/năm, với công nghệ nấu liên tục, tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố (ECF), hệ thống thiết bị hiện đại, mới 100%, trong đó các thiết bị chính do hãng Metso sản xuất tại Thụy Điển và Phần Lan. Hệ thống thu hồi có khả năng thu hồi đến 95% lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và giảm thiểu tối đa các chất thải ra môi trường.
Dây chuyền bột giấy bắt đầu sản xuất thương mại từ tháng 11/2012 và đến nay, sản phẩm bột giấy An Hòa đã được các đơn vị sản xuất giấy hàng đầu tại Việt Nam sử dụng thường xuyên như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Công ty cổ phần Giấy và bao bì Việt Thắng… và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.
Từ những đầu tư đó, nhiều năm qua, Giấy An Hòa không chỉ là đơn vị có công suất sản xuất bột giấy và giấy cao cấp lớn nhất Việt Nam mà còn là doanh nghiệp điển hình với thế mạnh về xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu giấy.
Mai Anh
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt