Phát hiện chip gián điệp siêu nhỏ để xâm nhập các công ty Mỹ
(THPL) - Cuộc tấn công của gián điệp Trung Quốc nhắm vào gần 30 công ty Mỹ, bao gồm cả những thương hiệu hàng đầu như Amazon và Apple.
Tin liên quan
- Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
Peugeot ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ trong tháng 11
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Kia K5 và Kia Sorento được ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
Theo báo Vietnamnet, đó là kết luận của Bloomberg được công bố chung với một báo cáo rất dài được đăng tải vào tối qua mô tả rất chi tiết về cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng, ẩn đằng sau nó là chương trình tấn công gián điệp và phần mềm lớn nhất được thực hiện từ một quốc gia.
Sự việc bắt đầu từ việc một con chip siêu nhỏ cỡ bằng hạt gạo được tìm thấy trong các máy chủ của gần 30 công ty Mỹ, trong đó có các hãng rất nổi tiếng như Apple và Amazon. Các con chip này được phát hiện trên các bo mạch chủ do công ty Super Micro của Mỹ thiết kế (một hãng máy chủ rất nổi tiếng trên thế giới và đang được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam). Điểm đáng quan tâm là thực tế các con chip này không nằm trong bản thiết kế gốc của Super Micro mà có vẻ nó được ai đó đưa vào trong quá trình sản xuất tại Trung Quốc.
Nhằm làm rõ hơn bài báo cáo của mình, Bloomber cũng công bố chi tiết về cuộc điều tra bí mật trong ba năm nay cho thấy: Apple đã phát hiện ra sự hiện diện của những con chip đáng ngờ này bên trong các máy chủ vào khoảng tháng 5/2015 sau khi hệ thống mạng công ty phát hiện đã có các hoạt động truyền tải dữ liệu “mờ ám” trong hệ thống.
Cũng theo nguồn tin này, con chip siêu nhỏ này chứa đựng một chương trình rất nhỏ (do giới hạn kích thước của nó) giúp tự động thực hiện hai việc. Thứ nhất là chạy các lệnh giúp tự động tải thêm các đoạn code “phức tạp hơn” từ một máy tính “nặc danh” trên internet, thứ hai là chạy các đoạn mã giúp “mở cổng hậu” để HĐH trên máy chủ cho phép thực hiện những đoạn code này.
Bloomberg cũng khẳng định một nhóm liên kết của chính phủ Trung Quốc đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng nhằm cài đặt các con chip giám sát này trong các bo mạch chủ thiết kế. Các hệ thống máy chủ được nhắm đến bao gồm nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Amazon cũng như các các cơ quan tình báo của Mỹ, thậm chí là máy chủ dùng trong quân đội Mỹ. Bloomberg cũng cho rằng tùy vào model bo mạch mà các con chip cũng đa dạng về kích cỡ khác nhau, cho thấy kẻ tấn công đã cung cấp cho các nhà máy sản xuất với nhiều lô hàng khác nhau.
Theo Soha, trong báo cáo gửi qua email, Amazon, Apple và Supermicro đã phản đối thông tin của Bloomberg. Amazon nói họ không biết về "vấn đề với chip độc hại hay phần cứng bị can thiệp khi mua Elemental", còn Apple tuyên bố "chưa bao giờ tìm thấy chip độc hại hay những lỗ hổng hữu ý trong bất kỳ máy chủ nào". Phát ngôn viên của Supermicro thì nói: "Chúng tôi không biết bất cứ điều gì về cuộc điều tra như vậy".
Tuy nhiên các tuyên bố từ ba công ty trên đã bị phản bác bởi sáu quan chức an ninh quốc gia cấp cao Mỹ. Một trong những quan chức trên cùng hai người của Amazon đã cung cấp nhiều thông tin về cách thức tấn công diễn ra tại Elemental và Amazon. Ba người của Apple cùng bốn quan chức khác xác nhận Apple là một trong những nạn nhân của cuộc tấn công. Ngoài ra có 17 người xác nhận phần cứng của Supermicro gặp vấn đề.
Supermicro được thành lập bởi Charles Liang, một kỹ sư Đài Loan từng học đại học ở Texas (Mỹ), cùng vợ của mình vào năm 1993. Các bo mạch chủ của Supermicro được dùng trên các máy tính đặc biệt như máy chụp cộng hưởng từ MRI đến các hệ thống vũ khí. Nó cũng dùng trên máy chủ dành cho ngân hàng, các quỹ phòng hộ, nhà cung cấp điện toán đám mây… Ngày nay, Supermicro bán được nhiều bo mạch chủ server hơn bất kỳ công ty nào và thống lĩnh thị trường tỷ USD này. Công ty có các cơ sở lắp ráp ở Mỹ, Hà Lan và Đài Loan, nhưng bo mạch chủ - sản phẩm cốt lõi của họ - gần như được sản xuất toàn bộ bởi đối tác Trung Quốc.
Phần lớn lao động của Supermicro ở Mỹ nói tiếng Đài Loan hay tiếng Trung Quốc và điều này giúp gián điệp nắm rõ hơn hoạt động của công ty, từ đó xâm nhập. Với hơn 900 khách hàng ở 100 quốc gia, Supermicro là cánh cửa nhạy cảm để xâm nhập vào hàng loạt mục tiêu. "Có thể coi Supermicro là Microsoft của thế giới phần cứng", một quan chức tình báo Mỹ từng nghiên cứu về Supermicro nói. "Tấn công vào bo mạch chủ của Supermicro giống như tấn công vào Windows và cũng là tấn công toàn thế giới.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Định vị ô tô không dây
- Mua proxy xoay tốc độ cao