Ô tô cháy hàng, mất thêm trăm triệu vẫn không có xe chơi Tết
Thị trường ô tô những ngày giáp Tết Mậu Tuất trở nên “nóng” bất thường. Nhiều mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước “cháy hàng”. Bị hủy hợp đồng, chấp nhận trả thêm tiền vẫn không có xe, khách hàng lại càng bức xúc.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
“Cháy hàng” xe mới
Anh Ngô Ngọc Minh ở Mỹ Đình, Hà Nội chia sẻ, gần Tết anh đến các đại lý tìm mua chiếc Mazda CX5 2.5 L, nhưng chạy khắp nơi vẫn không thể ký được hợp đồng. Các đại lý cho hay chỉ ký hợp đồng với khách chấp nhận giao xe sau Tết, còn trước Tết thì chịu. Không chỉ CX5 mà các mẫu Mazda khác lắp ráp trong nước cũng đều hết xe.
Từ giữa tháng 1/2018, Công ty ôtô Trường Hải đã có công văn gửi tới các đại lý, thông báo ngừng ký hợp đồng với khách hàng mua xe Mazda CX5, giao trước Tết. Hãng đã gửi thông báo cho tất cả các đại lý về việc ngừng giao dịch dòng xe này do hết hàng giao trước Tết. "Thị trường ôtô năm nay biến động bất ngờ, khiến nguồn cung dịp cận Tết khan hiếm. Bao nhiêu khách hỏi mua mà không có xe để bán", nhân viên bán hàng tại đại lý Mazda Phạm Văn Đồng (Hà Nội) cho biết.
Tương tự như vậy là các mẫu Hyundai do Hyundai Thành Công lắp ráp. Mẫu Santa Fe đang “cháy hàng” do nguồn cung từ nhà máy hạn chế, các mẫu xe khác là Elantra và Tucson được các đại lý thông báo sẽ lùi thời gian giao xe cho khách. Đại diện Hyundai Thành Công cho biết: "Việc lùi giao xe là do tình trạng bên Hàn Quốc đình công kéo dài, gây thiếu hụt linh kiện".
Ngoài 3 mẫu xe kể trên, mẫu xe nhỏ là Grand i10 cũng hết hàng. Mẫu xe nhỏ này chỉ còn phiên bản base, chủ yếu bán cho khách hàng kinh doanh taxi, những phiên bản còn lại đã ngừng giao dịch kể từ giữa tháng 1/2018.
Hơn nửa tháng qua, các đại lý của Honda Việt Nam đã treo bảng ngưng nhận đặt hàng với mẫu City lắp ráp trong nước do linh kiện không đủ đáp ứng. Một loạt mẫu xe lắp ráp trong nước khác như Nissan X-Trial, Nissan Suny, Mitsubishi Outlander, Chevrolet Captiva,... cũng trong tình cảnh tương tự.
Đại diện truyền thông của Mitsubishi Motors Việt Nam cho biết, mẫu Outlander lắp ráp trong nước, ra mắt ngày 23/1 vừa qua, đã giao đợt đầu cho khách hàng vào đầu tháng 2 và sẽ không có thêm xe để giao, bởi nhu cầu mua xe Outlander trên thị trường vượt quá kế hoạch của nhà máy.
Hiện công suất nhà máy chỉ có thể lắp ráp 200 xe/tháng, nhưng số lượng khách hàng cần xe trước Tết nguyên đán cao, không đáp ứng kịp.Thời gian dự kiến xuất xưởng xe đợt sau, sẽ rơi vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4/2018.
Với Ford Việt Nam, mẫu EcoSport 2018 mới ra mắt chỉ có hàng bày mẫu tại các đại lý. Xe chưa có giá chính thức, nhân viên bán hàng chưa được đào tạo về mẫu xe mới này, vì vậy khó nói khi nào khách hàng mua được. Đại diện Ford Việt Nam cho biết, khách hàng mua EcoSport 2018 chắc chắn phải đợi sau Tết mới nhận được xe.
Trong khi đó, mẫu EcoSport cũ đã hết hàng từ hơn 1 tháng nay. Các mẫu xe khác như Focus, Ranger,... cũng không còn nhiều, một số đại lý chỉ còn 1-2 xe và chỉ còn những màu khách hàng ít lựa chọn như xám hay đen.
Với Toyota Việt Nam, các mẫu Altis, Vios vẫn có xe, nhưng đợt giao hàng cuối cho khách sẽ diễn ra vào ngày 13/2 tới, tức là cận Tết, một số đại lý vẫn còn mẫu Altis hay Vios nhưng đều là bản thấp cấp, ít người quan tâm.
Khốn khổ vì xe
Nhiều khách đã đặt cọc, ký hợp đồng mua xe từ trước đến nay vẫn chưa thấy xe đâu, thậm chí bị trả lại tiền đặt cọc. Một khách hàng tại Tứ Kỳ, Hải Dương kể rằng, từ tháng 12/2017, gia đình chị đã ký hợp đồng mua chiếc Sunny XL của hãng Nissan, giá 468 triệu đồng, tại một đại lý ở Hà Nội. Khi đặt mua, đại lý cam kết chỉ 2-3 tuần là có xe nhưng đến nay hơn 1 tháng rồi vẫn chưa có. Hỏi thì đại lý cáo lỗi do có quá nhiều đơn hàng, nên nhà máy lắp ráp không kịp và cứ khất hết lần này đến lần khác.
Khách hàng mua xe Peugeot cũng cho biết đã bị lùi thời hạn giao hàng. Có người đặt mua từ hơn tháng trước, theo hợp đồng xe sẽ giao vào 20/1 nhưng bị lùi sang cuối tháng 1, đầu tháng 2, nhiều người sợ không nhận được xe trước Tết.
Anh Nguyễn Anh Quang ở Hà Đông, Hà Nội, cho biết, anh đã ký hợp đồng và đặt 20.000.000 đồng từ tháng 12/2017 để mua xe Mazda CX5 bản 2.5L, nhưng đến giữa tháng 1/2018, đại lý thông báo trả lại tiền vì hết hàng.
Trên thị trường, giá nhiều mẫu xe ăn khách cũng đã tăng thêm từ 10-50 triệu đồng. Những mẫu bán đúng giá công bố, thì khách hàng lại bị ép mua thêm bộ phụ kiện, từ 30-40 triệu đồng.
Nhiều đại lý ô tô tiếc đứt ruột khi nhu cầu khách hàng tăng cao, lại thiếu xe để đáp ứng. Cả năm vừa rồi toàn đại hạ giá với xả hàng tồn kho, đến bây giờ khi nhu cầu lên cao thì không có xe để bán.
Trong khi đó, nhiều khách hàng bị hủy hợp đồng đã không khỏi bức xúc. Có người không biết làm cách nào, quay ra gây sức ép với nhân viên bán hàng và đại lý.
Một số nhân viên bán xe than thở họ quá mệt mỏi. Trước đây, xe bán không ai mua, nhiều tháng không đạt doanh số, nay nhu cầu tăng lại thiếu xe.
"Bọn em đâu có biết, khách đến ký hợp đồng đặt cọc tiền mua xe thì cứ nhận. Rồi bỗng dưng thấy thông báo từ hãng, đề nghị ngừng giao dịch. Tính lại thấy số lượng khách đặt nhiều mà xe giao không đủ, đành phải hủy những hợp đồng ký sau, vậy là mọi chuyện ầm ĩ. Có khách hàng thông cảm, nhưng cũng có khách hàng gọi điện chửi mắng không ra gì. Người ta bức xúc vì không có xe đi chơi Tết" - một nhân viên bán xe Huyndai tại quận Cầu Giấy Hà Nội kể.
Chưa bao giờ, nguồn cung xe mới lại khan hiếm như năm nay. Nhân viên kinh doanh lao đao, trong khi khách không có xe đi Tết. Trên một số diễn đàn, người tiêu dùng còn hô hào cùng nhau đòi quyền lợi, bắt các đại lý phải đền bù do không thực hiện đúng hợp đồng. Thậm chí, họ tung cả clip nói xấu các đại lý.
Thông thường vào dịp trước Tết Nguyên đán, nhu cầu mua xe của người dân tăng từ 20-25% so với các thời điểm khác.
Nhu cầu xe Tết năm nay cao hơn, theo các DN, là do khoảng 20% số khách hàng có nhu cầu đã không mua xe trong năm 2017, đợi sang đầu 2018 mua xe giá rẻ. Trong khi đó, xe nhập khẩu không thể về do vướng Nghị định 116 nên tất cả dồn sang tìm mua xe sản xuất lắp ráp trong nước, khiến nguồn cung không đáp ứng kịp. Khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn, nhưng vẫn không có xe nên càng bức xúc.
Dự kiến phải đến giữa năm 2018 xe nhập khẩu mới có thể về nước. Từ nay tới thời điểm đó, thị trường ô tô trong nước sẽ còn biến động bất thường.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Hãng xe Đức phụ tùng BMV
- rèm che nắng oto KATA