10:05 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nợ xấu gần 1.000 tỷ của Đạm Phú Mỹ: Trách nhiệm thuộc về ai?

15:37 09/01/2019

(THPL) - Các cá nhân, để ra sai phạm trong vụ góp 800 tỷ của PVN vào Ocenanbank đã và đang được xử lý theo các các quy định của pháp luật. Tuy nhiên trách nhiệm của HĐQT Đạm Phú Mỹ liên quan đến các khoản nợ xấu gần 1.000 tỷ đồng thì dường như chưa được làm rõ?!

Từ hệ lụy từ nợ xấu...

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – mã chứng khoán DPM, Đạm Phú Mỹ) được vận hành theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 31/08/2007, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 60% vốn điều lệ.

Báo cáo tài chính hàng năm của Đạm Phú Mỹ có phản ánh một số khoản nợ xấu,bao gồm bảo lãnh cho các khoản vay, đầu tư vào Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), PVC Mekong, gửi vào OceanBank được đánh giá là rất khó thu hồi.

Theo đó, Đạm Phú Mỹ khó thu hồi số tiền 114,08 tỷ đồng là khoản hỗ trợ và thanh toán theo cam kết bảo lãnh vốn đối ứng cho các khoản vay của PVTEX. Bởi vì Đạm Phú Mỹ là cổ đông của PVTEX tham gia 25,99% và có cam kết về nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho các khoản vay tại ngân hàng Liên Việt PostBank, BIDV và các ngân hàng tài trợ vốn.

Nợ xấu gần 100 tỷ của Đạm Phú Mỹ: Trách nhiệm thuộc về ai? (Ảnh minh họa)

Do PVTEX chưa có khả năng trả nợ vay đến hạn nên Đạm Phú Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho PVTEX tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào PVTEX là 100,96 tỷ đồng. Ngoài ra Đạm Phú Mỹ đã trích lập dự phòng đối với khoản bảo lãnh và hạch toán lãi phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh, và các khoản khác cho PVTEX là 13,62 tỷ đồng.

Không những vậy số tiền 100 tỷ đồng đầu tư vào PVC Mekong và 562,7 tỷ đồng vào PVTEX đều không đạt hiệu quả, phải trích quỹ dự phòng 100% vốn góp.

Bên cạnh đó số tiền 284,96 tỷ đồng Đạm Phú Mỹ gửi tại ngân hàng OceanBank “chậm luân chuyển” và cũng chưa biết đến khi nào mới được tất toán, khi OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

Việc Đạm Phú Mỹ phải trích quỹ dự phòng cho các khoản “nợ xấu” đã ảnh hưởng đến việc cân đối các nguồn tài chính, và có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh hiện tại của chính đơn vị này.

…đến xác định trách nhiệm!

Được biết các phần vốn đầu tư của Đạm Phú Mỹ tại các đơn vị PVTEX và PV Mekong là được thực hiện theo chiến lược chung của Tập đoàn Dầu khí và của PVFCco trong giai đoạn 2008 – 2015.

Đối với khoản đầu tư vào PVTEX được xác định là rủi ro cao nhất khi các lãnh đạo chủ chốt của PVTEX đã bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, ra lệnh bắt tạm giam 4 bị can (có 1 người bị bắt trước đó) gồm: ông Trần Trung Chí Hiếu - nguyên Chủ tịch HĐQT PVtex, Vũ Đình Duy - nguyên TGĐ, Vũ Phương Nam - Kế toán trưởng, Đào Ngọ Hoàng - nguyên Trưởng phòng thương mại, Đỗ Văn Hồng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty PVC.KBC. Riêng Vũ Đình Duy “mất tích” từ trước đó, hiện nay chưa xác định được đang ở đâu.

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại PVN liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Oceanbank đã được Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu các cơ quan chức năng cần nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, phối hợp tốt hơn, hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo Kế hoạch năm 2018 của Ban Chỉ đạo.

Do vậy khoản tiền 284,96 tỷ đồng của Đạm Phú Mỹ gửi tại OceanBank cũng chưa biết đến khi nào mới được tất toán; Các cá nhân, để ra sai phạm trong vụ góp 800 tỷ của PVN vào Ocenanbank đã và đang được xử lý theo các các quy định của pháp luật;… Tuy nhiên trách nhiệm của HĐQT của Đạm Phú Mỹ liên quan đến các khoản nợ xấu gần 1000 tỷ đồng thì chưa thấy được làm rõ.

Báo cáo tài chính các năm gần đây phản ánh lượng đạm tiêu thụ tương ứng với số lượng sản xuất, nhưng các chi phí ngày một tăng cao, trong đó có cả chi phí nhân công, đặc biệt là chi phí cho Hội đồng quản trị. Năm 2017, Đạm Phú Mỹ không công bố danh sách nhận lương cụ thể nhưng các số liệu cho thấy dàn lãnh đạo công ty vẫn được nhận mức lương rất khủng. Cụ thể, trong năm 2017, Đạm Phú Mỹ đã chi 6,314 tỷ đồng cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Các chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm, cổ tức giảm, không những gây thiệt hại cho Nhà nước, cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đang giữ 60% vốn điều lệ) mà còn khiến các cổ đông khác bất bình, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền. Vậy các cổ đông kiến nghị các vẫn đề gì, và HĐQT có “vô can” trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh?

Thương hiệu và Pháp luật tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung này!

NHÓM PHÓNG VIÊN

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu