Những nghệ nhân gìn giữ lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(THPL) - Thầy cúng chính là những nghệ nhân của bản làng góp phần làm nên sự thành công của nghi lễ cấp sắc người Dao Quần chẹt. Bởi đây là một trong những nghi lễ quan trọng đối với mỗi người đàn ông, nó xác định sự trưởng thành của họ trước cộng đồng và tổ tiên.
Tin liên quan
- Hội chợ Làng nghề 2024: Nơi tôn vinh, gìn giữ di sản truyền thống Việt Nam
Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với ba sản phẩm của Việt Nam
Ngân hàng tư nhân "vượt mặt", ngân hàng quốc doanh gặp khó
Hàn Quốc sẽ kiểm tra thực phẩm bảo quản bằng đường của 7 doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp Việt và bài toán thị phần tại Vương Quốc Anh
» Nghệ nhân người Mông gìn giữ tinh hoa thổ cẩm núi rừng Tây Bắc
» Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp, Doanh nhân, Nghệ nhân vì một Việt Nam thịnh vượng”
Đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông
Theo quan niệm của người Dao Quần chẹt, được tổ chức lễ cấp sắc vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận và cũng chính là niềm vinh dự của mỗi người đàn ông dân tộc Dao, với gia đình, dòng tộc và cộng đồng. Vì thế, nếu người đàn ông không được cấp sắc thì đến khi già cũng không được về với tổ tiên; khi còn sống không được cúng bái cha mẹ, không được công nhận là con cháu Bàn Vương.
Nghệ nhân Bùi Quốc Tuấn (xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) giới thiệu cho chúng tôi về nét đặc sắc của lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt: “Hầu hết, lễ cấp sắc nào cũng đều là tổng hòa của diễn xướng dân gian như nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật trình diễn qua các bài múa nghi lễ, bài hát trang trí bàn thờ, trang trí trên trang phục của các thầy cúng, âm nhạc dân gian”.
Thông thường, gia chủ tổ chức lễ cấp sắc phải mời 7 ông thầy (3 thầy cúng chính và 4 thầy giúp việc) để thực hiện nghi lễ. Thời gian của lễ cấp sắc cũng được kéo dài trong 3 ngày 2 đêm cùng nhiều lễ cúng khác nhau.
16 nghi lễ độc đáo riêng biệt của đồng bào
Khác với nghi lễ khác, lễ cấp sắc của người Dao Quần chẹt là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan và những giá trị văn hóa dân gian lâu đời của cộng đồng người Dao.
Với 16 lễ: lễ mời tổ tiên “Tổng thần hương hỏa”, lễ đón thầy vào nhà thực hiện các nghi lễ chính, lễ khai đàn “treo tranh”, lễ nhập đồng, lễ đặt tên, lễ dâng đèn “quá tăng”, lễ giao quân, lễ cấp quân lương, lễ nhập cung tử vi, lễ trình, lễ lên đồng hương hỏa, lễ thượng quang, lễ gọi hồn lúa, lễ đánh đồng thiếp, lễ trả ơn thần thánh, lễ khao quân đã tạo nên một nét văn hoá riêng biệt của người Dao Quần chẹt và cần được gìn giữ và bảo tồn.
Bắt đầu lễ cấp sắc, nghệ nhân Bùi Quốc Tuấn (hay còn gọi là thầy Tuấn) thực hiện lễ mời tổ tiên “Tổng thần hương hỏa” tại ban thờ chính của gia chủ. Thay mặt cho toàn bộ gia chủ và chủ nhân của lễ cấp sắc trịnh trọng khấn mời thần linh, tổ tiên, gửi tiền để các vị sử dụng trên đường về dự lễ. Trước khi làm lễ, các thầy sẽ tiến hành thủ tục yểm bùa, tẩy uế để lễ cấp sắc được diễn ra như ý.
Sau đó, thầy cúng sẽ làm lễ đón thầy vào nhà thực hiện các nghi lễ chính. Họ Dương ở thôn Đồng Phai hôm nay còn mời đến các dòng họ khác để chung vui, chứng kiến cho gia đình tổ chức lễ cấp sắc.
Lễ khai đàn “treo tranh” dưới sự hướng dẫn của thầy cả Tuấn, lần lượt các bộ tranh thờ được treo lên theo đúng trình tự. Chỉ tay vào từng bức tranh, thầy cả Tuấn cho hay: “3 bức tranh Tam Thanh sẽ treo ở vị trí trung tâm, hai bên tả - hữu đàn cấp sắc là các vị Lý Nguyên soái, Đặng Nguyên soái, Triệu Nguyên soái, Thiên binh, Địa binh, Công Tào”.
Các bức tranh được treo trang nghiêm, các thầy sẽ làm lễ nhập đồng báo cáo thần linh công việc hoàn tất, thỉnh mời tổ tiên gia chủ. “Hai mảnh gỗ âm - dương đều ngửa tức tổ tiên đã chứng giám và về dự lễ đông đủ; một mảnh úp xuống cho thấy gia chủ còn điều thiếu sót, nhờ thầy nhắc nhở lại con cháu”, thầy Tuấn nói.
Trải qua nhiều nghi lễ, đệ tử Dương Duy Linh được các thầy mặc cho trang phục đại lễ với ý nghĩa cho các thần linh ngự vào thân xác để che chở, phần giúp cho đệ tử được thông linh với các thần. Khi đã được mặc trên mình lễ phục, đệ tử thực hiện lễ đặt tên âm và theo chỉ dẫn của thầy nhảy múa, rung chuông trong tiếng hoà tấu của kèn, trống.
Trước khi bước vào nghi lễ dâng đèn “quá tăng” - nghi lễ quan trọng nhất của lễ cấp sắc. Các thầy làm lễ khai đàn mời đủ 4 giáp ma trong - 4 giáp ma ngoài thông qua bài cúng “dẫn quang trọng tử”. Thầy Triệu Văn Hạnh chia sẻ: “Ma trong có ông bà, tổ tiên, Bàn Vương, các nguyên soái của người Dao và Tam Thanh. Thổ công - Thổ địa - Thần suối - Thần long mạch là 4 giáp ma ngoài”.
Dâng đèn “quá tăng” chính là nghi lễ đặt tên chính thức cho người được cấp sắc. Các thầy làm lễ tẩy uế, giải hạn trước khi cấp đèn bằng cách rung chuông, đi vòng quanh đệ tử; miệng đọc lời cúng theo nhịp nhảy múa, làm sạch thân thể khai quang đầu óc, giúp đệ tử phân biệt điều hay, lẽ phải.
Lễ “quá tăng” được bắt đầu khi các thầy thắp những ngọn nến, đặt vào cây đèn của đệ tử. Đối với người cấp sắc 7 đèn sẽ đặt tương ứng 7 ngọn nến, tượng trưng cho Thái Dương Tinh, Thái Âm Tinh và Ngũ Hành. Tiếng chiêng, tiếng trống được tấu vang cũng là lúc các thầy rung chuông nhảy múa quanh người thụ lễ; miệng đọc kinh độ sư giúp đệ tử dẫn độ gia nhập sư môn đạo giáo.
Khi đã răn dạy và làm lễ cấp đèn, thề nguyện cho đệ tử, các thầy làm lễ giao quân. Người được cấp sắc 3 đèn thì được cấp sắc 36 âm binh - thần tướng, còn người được cấp 7 đèn tương ứng với 72 âm binh - thần tướng. Thầy cả sẽ cấp cho đệ tử gạo, tiền để nuôi quân; người thụ lễ gói số lương thực đó cẩn thận, cất lên bàn thờ cúng của gia đình - đây được gọi là lễ cấp quân lương. Đệ tử Duy Linh hôm nay được đặt pháp danh, ghi tên vào bàn sắc, lúc nhắm mắt pháp danh ấy sẽ được ghi trong danh sách pháp danh của tổ tiên cho con cháu thờ cúng.
4 thầy phụ nhanh nhẹn trải mảnh vải trắng ra nền nhà, đặt 7 đồng tiền lên tượng trưng cho Thất tinh để thực hiện lễ nhập cung tử vi. Đôi chân của Duy Linh đặt chân vào nơi đặt 7 đồng tiền theo bộ pháp 4 tiến - 3 lùi. Đồng bào người Dao quan niệm, khi đệ tử đặt chân lên 7 đồng tiền cũng là lúc đệ tử đã đến tử vi cung.
Trước tranh thờ Tam Thanh, các thầy đeo mặt nạ Tam Thanh nhảy múa để tiến hành lễ trình với ý nghĩa mong đệ tử thông linh với thần trong khi thực hiện các nghi thức cúng tế.
Ngoài ra còn có các nghi lễ lên đồng hương hỏa gồm nhiều nghi thức, chủ yếu là các bài múa, hát. Trong quá trình hành lễ, bức tranh giấy lớn nhỏ được sử dụng theo từng nội dung của lễ cúng. Cùng với các nghi lễ trên còn có điệu múa Rùa, đây là điệu múa đặc trưng vui nhộn nhất. Điệu múa diễn tả quá trình săn bắt rùa của người Dao. Thông qua điệu múa, người Dao cầu mong Bàn Vương phù hộ cho gia đình, bản làng được sống yên vui, nhà nhà khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, bội thu, lợn gà đầy chuồng.
Lễ thượng quang là nghi lễ đón Ngọc Hoàng xuống trần gian chứng kiến buổi lễ, phù hộ cho gia chủ mọi điều tốt lành. Thầy cúng tấu trình sắc phong của Duy Linh lên Ngọc Hoàng, kết thúc lễ thượng quang những lá sớ được đốt với niềm tin những lời thỉnh cầu đã được Ngọc Hoàng và thiên đình chấp thuận.
Thầy cả làm lễ giao ấn và sắc cho đệ tử, người cấp sắc có thể làm thầy nhưng vẫn phải học để hiểu biết nhiều hơn và trở thành thầy cúng giỏi. Cùng với lễ thượng quang, các thầy tiến hành lễ gọi hồn lúa, cầu cho cây lúa đơm bông chắc hạt, mùa màng bội thu. Những hồn lúa bơ vơ được làm phép nhập về hồn lúa mẹ, sau đó được thầy trao hạt giống cho chủ nhà coi như hồn lúa đã về với gia chủ.
Lễ đánh đồng thiếp được các thầy trợ giúp cho đệ tử giải thoát khỏi thi thể để linh hồn đi lên thiên đường, gặp Ngọc Hoàng và trở thành con người bất tử. Người cấp sắc được đặt nằm trên chiếu trước đàn cúng, mặt phủ kim loan sớ ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, tiểu sử để trình tấu lên Ngọc Hoàng. Điều này mang ý nghĩa giữ lại hơi thở cho đệ tử rồi sẽ lại tái sinh.
Các thầy đứng bên đệ tử, truyền phép lực và những phép biến hoá cho đệ tử. Sau khi đã truyền phép biến hoá, các thầy giải đồng khai quan mở huyệt đạo. Từ nay trở về sau, người cấp sắc được thánh thần công nhận, được cấp âm binh - thiên tướng. Lúc sống làm ăn gặp may mắn, khi chết được về với tổ tiên, được lên gặp Ngọc Hoàng.
Thầy cúng sẽ làm lễ trả ơn thần thánh, mời các vị thần linh uống rượu tiễn đưa về trời rồi hoá tiền vàng, phù hộ cho gia chủ cùng những thành viên thực hiện lễ cấp sắc gặp điều may mắn.
Các nghi lễ được hoàn thành cũng là lúc đệ tử làm lễ khao quân, đệ tử mở tiệc khao quân để cho âm binh được ăn uống no đủ và phục vụ trung thành. với các nghi thức mời các vị thần linh ở ba miếu, mời Tam Thanh uống rượu, sau đó biểu diễn các bài múa vui nhộn cho các vị thần linh, cầu các vị thần linh ủng hộ.
Được tổng hòa bởi nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc và mang đậm nét văn hoá của người Dao Quần Chẹt. Nghi lễ cấp sắc 7 đèn hướng con người đến những điều chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Đây cũng chính là mạch nguồn trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc Dao Quần chẹt cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Với giá trị tiêu biểu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 255/QĐ-BVHTTDL ngày 22/01/2020.
Quốc An (Bài, ảnh)
Tin khác
-
VNVC ra mắt vắc xin phòng căn bệnh ám ảnh giời leo
-
Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
-
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong
-
Hạ tầng siêu kết nối tạo đà cất cánh cho thị trường bất động sản Quảng Trị
-
Hà Nội: Thông xe tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
-
Hanoi Giftshow 2024: kết nối giao thương doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước
Chuyên gia làm rõ công dụng và tác hại khi sử dụng nước ion kiềm
(THPL) - Tiến sĩ ngành Sinh – Y Lê Đức Dũng (đang làm việc tại CHLB Đức) cho rằng, hiện nay trên thế giới có rất ít kết quả khoa học nghiên...04/10/2024 13:59:00VPSA cảnh báo lừa đảo thương mại đối với xuất khẩu hồ tiêu
(THPL) - Theo VPSA, hiện nay đã có 3 công ty xuất bán hồ tiêu sang thị trường nước ngoài bị lừa đảo, VPSA đề nghị các doanh nghiệp cần cẩn...04/10/2024 10:53:04Hà Nội cấm và hạn chế nhiều tuyến đường từ ngày 4 - 6/10
(THPL) - Từ hôm nay 4/10 đến ngày 6/10, TP Hà Nội cấm, tạm cấm một số tuyến đường để tổ chức “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm...04/10/2024 10:51:26Hiện tượng chibi “lên ngôi” tại đêm nhạc Anh Trai Say Hi – Hứa hẹn bùng nổ cá tính với VIB
(THPL) - Sau concert “Anh Trai Say Hi” đêm 1, không khó để nhận ra một hiện tượng mới đang “gây bão” trên mạng xã hội. Hàng loạt tài khoản...04/10/2024 10:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
(THPL) - Ngày 19/9, Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp toàn quốc đã chính thức khai mạc tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 300 đơn vị trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực này. - Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
- Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại...
- Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...