10:04 ngày 20/07/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 khu vực ASEAN

08:04 20/07/2024

(THPL) - Trong 4 năm trở lại đây, thương mại điện tử Việt Nam đã tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng trung bình 16 - 30% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, thuơng mại điện tử Đông Nam Á liên tục tăng trưởng qua các năm, trong đó nổi bật có Việt Nam. Theo báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á của tổ chức OpenGov Asia công bố gần đây cho biết, Việt Nam đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực.

Năm 2023, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của 8 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á đạt 114,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu quỹ đạo tăng trưởng, với GMV lần lượt tăng 52,9% và 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường ASEAN, Shopee chiếm ưu thế với tổng doanh thu GMV 55,1 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 48% thị phần. TikTok Shop đã vươn lên trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau khi mua lại Tokopedia.

Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 khu vực ASEAN. Ảnh minh hoạ

Tại Việt Nam, TikTok Shop nắm giữ 24% thị phần, trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai. Việt Nam đang tăng cường nỗ lực phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới như một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, được hỗ trợ bởi nhiều chính sách, hướng dẫn và giải pháp đổi mới.

Lĩnh vực này đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường trong khoảng thời gian từ năm 2022 - 2025, với dự báo mức tăng trưởng hàng năm sẽ vào khoảng 20% cho đến năm 2026.

Cũng tại báo cáo của tổ chức OpenGov Asia xác định một số hướng chính trong ngành thương mại điện tử tại khu vực trong thời gian qua.  Thứ nhất, KOL (người có sức ảnh hưởng) bán hàng trực tuyến là những ngừoi có khả năng điều hướng thị trường thương mại điện tử tại ba thị trường là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Thậm chí, chỉ một phiên livestream với KOL có thể đạt doanh thu hàng triệu USD.

Thứ hai, các nền tảng trong khu vực đã bắt đầu áp dụng các ứng dụng AI sáng tạo, đặc biệt là về trải nghiệm người dùng và hiệu quả hoạt động. Thứ ba, các nhà bán hàng cũng đang phải đối mặt với áp lực của các nền tảng tìm nguồn cung ứng dịch vụ chuyển phát bưu kiện.

Jianggan Li, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Momentum Works cho biết: “Bối cảnh cạnh tranh của thương mại điện tử ở Đông Nam Á vẫn năng động và không ngừng thay đổi. Các thị trường như Việt Nam và Thái Lan đang có mức tăng trưởng vượt trội và các nền tảng như TikTok Shop đang mở rộng nhanh chóng, rõ ràng rằng sự đổi mới và thích ứng là chìa khóa thành công ở khu vực này”.

Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động quốc tế, với số lượng sản phẩm xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử quốc tế tăng 300%, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD.

Chính phủ Việt Nam cùng các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững trong thương mại điện tử.

Phương Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu