Nhiều ‘cú hích’ khơi thông thị trường bất động sản dần ‘hot’ trở lại?
(THPL) - Đi qua giai đoạn trầm lắng cục bộ, thị trường bất động sản (BĐS) đang đón nhận những tín hiệu tích cực từ lĩnh vực kinh tế, tài chính. Giới đầu tư cũng bắt đầu trở lại cuộc chơi, hướng tới việc tìm kiếm và “xuống tiền” vào những vùng đất tiềm năng.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
» Dự án Flamingo Tân Trào: Khai mở tiềm năng nghỉ dưỡng cao cấp tại Khu di tích quốc gia đặc biệt
» Flamingo chủ động đề xuất chấm dứt hoạt động đầu tư tại Hồ Núi Cốc
Cú hích khơi thông thị trường
Theo dự báo của World Bank, tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam có thể chạm tới mức 6,3%, vượt trội hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia - 4,8%, Malaysia - 4,0%, Thái Lan - 3,6%, Philippine - 5,4%).
Kinh tế – xã hội quý I năm 2023 của nước ta đạt được kết quả khả quan. Đơn cử như GDP ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ thể hiện rõ sự phục hồi khi đóng góp tới 95,91% vào mức tăng trưởng chung nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới. Điều này đã tạo đà cho quá trình “làm ấm” thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch .
Từ tháng 11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác chuyên biệt, tiến hành rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Tổ công tác đã liên tục làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, tham vấn ý kiến chuyên gia, hiệp hội để nắm bắt sâu sát tình hình của thị trường và đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể cũng như kiến nghị để đẩy mạnh thực hiện các dự án BĐS.
Song song, Chính phủ đã yêu cầu các bộ ban ngành thúc đẩy các biện pháp phát triển BĐS theo hướng bền vững. Các giải pháp tập trung vào những vấn đề cốt lõi như thể chế pháp lý và nguồn vốn. Cụ thể, Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 ban hành một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh. Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 được coi là biện pháp mạnh tháo gỡ vướng mắc về hành lang pháp lý cho BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) cùng với Luật đất đai (sửa đổi) đang được doanh nghiệp, các nhà đầu tư chờ đón trong năm nay.
Về nguồn vốn, Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp và trái chủ thỏa thuận thực hiện phương thức đổi trái phiếu lấy tài sản và kéo dài thời hạn của trái phiếu thêm tối đa 2 năm làm giảm áp lực đáo hạn cho doanh nghiệp. Các ngân hàng trong quý I/2023 đồng loạt giảm lãi suất cho vay, mức giảm lên tới 3%/năm , áp dụng cho khoản vay kinh doanh bất động sản. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/3, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cùng với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2% so với mức cho vay thông thường sẽ sớm được triển khai để “mở đường” nguồn vốn cho BĐS.
Những thông tin trên cho thấy quyết tâm phục hồi đà phát triển BĐS của Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan. Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường đang sở hữu những đòn bẩy tốt để tăng trưởng trở lại, đồng thời niềm tin của doanh nghiệp, người mua nhà để ở lẫn giới đầu tư đang dần được củng cố.
“Sốt đất” tại những vùng đất tiềm năng
Nguồn vốn được tiếp cận dễ dàng hơn, cộng với những dấu hiệu khả quan của thị trường, giới đầu tư cho biết họ đang có tâm lý cởi mở với các phương án đầu tư mới.
Bên cạnh xu hướng phổ biển là săn tìm những mảnh đất vàng, dự án đang hoàn thiện, đầy đủ về mặt pháp lý tại các địa phương phát triển về du lịch biển, nhiều nhà đầu tư cũng dành sự quan tâm cho những thị trường tiềm năng.
Họ hướng tới những tọa độ phát triển du lịch gắn với yếu tố văn hóa - lịch sử, du lịch trải nghiệm… thay vì du lịch nghỉ dưỡng thông thường. Những khu vực, địa phương đang trên đà hoàn thiện hạ tầng, nền giá thấp, hứa hẹn dư địa tăng giá cao cũng nằm trong tầm ngắm, thay thế cho các lựa chọn tại đô thị lớn đã khan hiếm về quỹ đất, nền giá cao.
“Thị trường có tín hiệu sẽ đảo chiều nhanh chóng khi các chính sách hoàn thiện và kinh tế vào guồng ổn định. Vậy nên tôi đang tìm kiếm dự án mới, tất nhiên là phải từ chủ đầu tư uy tín và ở một khu vực mới, nền giá còn mềm để hạn chế rủi ro và tối ưu khả năng sinh lời”, ông Quốc Anh (52 tuổi) - một nhà đầu tư BĐS lâu năm chia sẻ.
Ông cho biết thêm, ở miền Bắc, Tuyên Quang là một trong những địa phương được đánh giá cao bởi tốc độ đô thị hoá và phát triển hạ tầng. TP Tuyên Quang đang được đẩy mạnh trở thành đô thị loại I vào năm 2030 theo phê duyệt của mới đây của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, các dự án hạ tầng liên tiếp được triển khai như cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai), cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang được kỳ vọng sẽ gia tăng kết nối vùng, tạo động lực cho giá trị BĐS nơi đây bứt phá. Hiện nay đã có nhiều chủ đầu tư uy tín như Tập đoàn Vingroup, Flamingo Holding Group,… nhiều công ty, tập đoàn lớn đầu tư cũng bắt đầu triển khai dự án tại địa phương này.
Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới, “sốt đất” hứa hẹn trở lại ở các khu vực tỉnh, thành phố tiềm năng, đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng, Tuyên Quang là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên ở đợt này, giá BĐS sẽ tăng không phải do sốt ảo, tâm lý đầu tư theo số đông như những giai đoạn trước mà theo hướng bền vững, tăng giá trị thật do hạ tầng, quy hoạch của Chính phủ và chất lượng dự án tốt.
PV
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt