"Nhà sư ném lộc để dân tranh cướp rất phản cảm"
(THPL) - “Trong lễ hội, nhà sư đứng trên ném lộc xuống để dân tranh cướp rất phản cảm", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhận xét về hình ảnh sư thầy đứng trên cao ném lộc xuống tạo nên sự tranh cướp của du khách tại Chùa Hương.
Tin liên quan
- Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Văn hoá – Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) sáng 14/2, các đơn vị thuộc Bộ đã có báo cáo về các vấn đề mà Tổ công tác của Thủ tướng đặt ra, đặc biệt là trong công tác quản lý hoạt động của các lễ hội.
Một đoạn clip ghi lại hình ảnh sư thầy đứng trên cao ném lộc xuống tạo nên sự tranh cướp của các du khách tại Chùa Hương đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
Theo hình ảnh trong đoạn clip, ngay sau khai hội Chùa Hương ngày 6/1 Tết (tức ngày 2/2), trong khuôn viên chùa Thiên Trù thuộc quần thể danh thắng Chùa Hương, sư thầy sau khi làm lễ đã phát lộc cho các phật tử. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau đó, số người kéo đến ngày một đông đã tạo ra sự tranh cướp, hỗn loạn.
Do số lượng người kéo đến ngày một đông nên nhà sư đứng ở vị trí cao hơn và có hành động ném lộc xuống cho các du khách, phật tử. Nhà chùa vốn là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh, sư thầy nếu có phát lộc cũng nên đưa tận tay cho từng người. Ai may mắn sẽ được nhận. Đằng này, vì Thầy đứng trên cao ném xuống nên mới xảy ra cảnh hỗn loạn, tranh cướp nhau giữa các du khách. Đó là hình ảnh xấu, không nên có trong các dịp lễ hội, ở chốn chùa chiền.
Về ý kiến của Tổ trưởng Tổ công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khi truyền đạt lại ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc trước nhiều lễ hội biến tướng nhưng Bộ VH-TT&DL lại lặng im, không lên tiếng. Bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở trình bày: "Trong hội nghị tổ chức công tác hàng năm Bộ đều có một chuyên đề riêng về quản lý lễ hội, tổ chức và chấn chỉnh lễ hội. Đặc biệt trong mùa lễ hội năm 2017, Cục và các cơ quan khác đã tổ chức các đoàn kiểm tra theo dõi các lễ hội có quy mô lớn, tập trung theo dõi giám sát các hình thức lễ hội trước đó có biểu hiện phản cảm, bạo lực cần chấn chỉnh…"
Tuy nhiên, bà Thuỷ cho hay còn một số địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ, còn để xảy ra các hoạt động phản cảm trong lễ hội. “Trước những hành vi như vậy, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã giao cho cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp chính quyền địa phương kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, Bộ cũng không dưới 10 lần phối hợp với cơ quan truyền thông thể hiện quan điểm của Bộ về chấn chỉnh các lễ hội phản cảm” - Bà Thuỷ thông tin.
Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL, các mặt tốt của lễ hội năm nay tương đối nhiều, trong đó có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, ban tổ chức quản lý lễ hội của các địa phương cũng chuyên nghiệp hơn, và cái được lớn nhất là nhân dân và cả xã hội không đồng tình với các lễ hội phản cảm.
“Trước đây, đây là vấn đề rất khó, ví dụ khi chúng tôi muốn phối hợp với Tổng cục thể thao tổ chức cướp phết như một hình thức thể thao nhưng nhân dân không đồng tình, vì cướp phết lâu nay là văn hoá của họ”, ông Thành nói.
Ông Thành cũng khẳng định việc quản lý lễ hội là vô cùng khó khăn trong bối cảnh hiện nay, vì hoạt động lễ hội lại gắn với yếu tố kinh tế. Nêu những mặt chưa được, ông Thành nhấn mạnh vấn đề yếu tố kinh tế tạo mục đích trục lợi tại các lễ hội. Dẫn chứng như việc dù Bộ đã có chỉ đạo nhưng lễ hội chọi trâu ở nhiều địa phương vẫn được thực hiện vì có lợi nhuận về kinh tế. Ở góc độ văn hoá, ông Thành cho rằng đó là “trục lợi”.
“Như ở Yên Bái ngày 12/2 vừa rồi vẫn tổ chức chọi trâu. Chúng tôi có cho cán bộ văn hoá của Sở xuống kiểm tra, lập biên bản nhưng lễ hội này do Phó chủ tịch làm trưởng ban tổ chức nên lập biên bản khó lắm! Nhưng chúng tôi vẫn cương quyết, ở Yên Bái thì chúng tôi đang xem doanh nghiệp nào đứng đằng sau, bởi vì doanh nghiệp đầu tư vào trâu chọi, sau đó phối hợp với địa phương tổ chức lễ hội, bán vé, bán thịt trâu, cái đó thu lời tương đối lớn nên vẫn người ta vẫn rất ham”, ông Thành nói.
Diễm Quỳnh (T/h)
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt