Nhà ở xã hội mở bán cả chục lần vẫn "ế sưng"
(THPL) - Thời kỳ bất động sản sốt nóng, nhà ở xã hội chưa mở bán người ta đanh "mua tranh, bán cướp" thì nay, nhiều dự án nhà ở xã hội có vị trí xa trung tâm, dù mở bán suốt 3 năm nay nhưng chỉ một phần ba số căn hộ được giao dịch.
Tin liên quan
- Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Trái ngược với cảnh xếp hàng nộp hồ sơ chờ xét duyệt ở một số dự án nhà ở xã hội gần trung tâm, thậm chí người mua còn sẵn sàng trả tiền chênh để có được suất mua, nhiều dự án xa trung tâm bán vài năm vẫn không hết "ế ẩm".
Tại dự án nhà ở xã hội thuộc xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội), do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư, dù hưởng hàng loạt ưu đãi như được miễn cả chục tỷ đồng tiền đất; miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; được ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật…
Sau khi được thành phố chấp thuận chủ trương điều chỉnh từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội vào đầu năm 2013, dự án có giá bán hơn 14 triệu đồng một m2. Ở thời điểm đó, giá đất thổ cư ở khu vực xung quanh đó chỉ ở mức 12-15 triệu đồng.
Sau gần 3 năm mở bán, dự án vẫn đang tiếp nhận hồ sơ mua nhà đợt 4 với cả nghìn căn hộ chưa bán được. Danh sách người mua chủ đầu tư gửi lên Sở Xây dựng trong đợt mở bán thứ 3 cũng chỉ có 6 người đăng ký, trong khi quy mô dự án xấp xỉ 1.500 căn.
Ở một dự án nhà ở xã hội khác tại Quốc Oai cũng nhận được hàng loạt ưu đãi như: được trả lại tiền đất đã đóng trước đó, được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, được vay gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất 5%… Tuy nhiên, đến lần mở bán thứ 8 diễn ra gần đây với giá mỗi m2 vào khoảng 10 triệu đồng, lượng người đăng ký mua căn hộ vẫn rất thấp. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi dự án này bán đợt 7, vẫn còn tới 282 căn trên tổng số 432 căn hộ.
Vì ế ẩm nên nhiều chủ đầu tư áp dụng mọi chính sách bán hàng hấp dẫn nhằm thu hút khách. Một dự án tại Hà Đông, sau thời gian mở bán nhưng số hồ sơ đăng ký mua quá ít nên đã tung ra chính sách hỗ trợ lãi suất 5% (chỉ bằng gói 30.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, sự ưu đãi này cũng không cải thiện được tình hình bán hàng. Trong đợt mở bán đầu tiên của dự án vào giữa năm ngoái, chủ đầu tư tung ra 542 căn hộ nhưng chỉ có 3 hồ sơ mua được gửi lên Sở Xây dựng Hà Nội.
Ông Vũ Ngọc Đạm - Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, với cách tính hiện nay, chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được hưởng 10% lợi nhuận nhưng được ưu đãi tiền đất, thuế. Do đó, lợi nhuận thấp hơn nhà ở thương mại nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn thích làm nhà ở xã hội vì nhu cầu nhà ở cao, cùng những chính sách ưu đãi. Hiện nay, Hà Nội có 5 dự án nhà ở xã hội được chuyển đổi từ nhà ở thương mại.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất lành cho rằng, để tăng nhanh nguồn cung nhà ở cho người thu nhập thấp, phải thay đổi phương thức đầu tư nhà ở xã hội hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Nhà nước nên xóa bỏ các ưu đãi cho chủ đầu tư hiện nay mà chỉ tập trung hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà.
"Khi đó, doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội giống như nhà ở thương mại, nhưng phải dành tỷ lệ 20-50% tùy theo từng dự án để xây nhà ở giá rẻ với diện tích từ 25-45 m2 mỗi căn hộ, sử dụng vật liệu thông thường, chất lượng đảm bảo, an toàn cho người sử dụng", ông Đực nói.
Còn theo Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, tình trạng thiếu hụt nhà ở cho người nghèo sẽ còn kéo dài nếu không giải quyết tốt vấn đề quỹ đất. Thực tế, những dự án nhà ở xã hội gần trung tâm dù giá cao hơn nhưng vẫn nhiều người mua, còn các dự án ở ngoại thành, hạ tầng, giao thông không thuận lợi thì dù có bán giá thấp cũng sẽ vẫn ế.
“Đã có quy định các dự án phát triển nhà ở thương mại rộng hơn 10 ha phải dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đa số chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm hoặc tìm mọi cách trì hoãn, cơ quan quản lý cũng chưa có chế tài nên không hiệu quả" - Ông Võ nói.
Do đó, cũng theo ông, không ít chủ đầu tư khi đã xây xong phần nhà thương mại thì xin trả bằng tiền hoặc dành phần đất chưa giải phóng xong mặt bằng, khu đất xấu nhất để xây nhà ở xã hội.
Minh Hà (t/h)
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt