Người nghệ nhân âm thầm “giữ hồn” nón lá làng Chuông
(THPL) - Dù không còn những hình ảnh về làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) tấp nập với nghề làm nón lá bởi tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng cao, nhưng, những nghệ nhân làng Chuông vẫn hằng ngày 'sống chết' với nghề cổ truyền của ông cha để lại. Trong số đó, phải nhắc tới nghệ nhân Tạ Thu Hương, người dân trong làng gọi với cái tên trìu mến là “Hương nón” bởi vì chị đã khơi dậy niềm đam mê với nghề truyền thống cũng như lưu giữ những giá trị của nón lá làng Chuông trước nguy cơ mai một.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
» Nghệ nhân "giữ hồn" nghề múa rối cạn ở Tế Tiêu
» Chuyện của những người nghệ nhân “giữ hồn” làng nghề điêu khắc Dư Dụ
Từ nội thành Hà Nội, đi theo Quốc lộ 6 vào Hà Đông, đến Ba La rẽ trái theo Quốc lộ 22B khoảng 15km, chúng tôi đến với làng Chuông - xứ sở nón lá miền Bắc vẫn trường tồn qua 4 thế kỷ.
Về với làng Chuông, nhìn quang cảnh nông thôn đổi mới, chúng tôi mới thực sự hiểu nỗi nặng lòng của những nghệ nhân nơi đây. Trong khoảng sân nhỏ của gia đình nghệ nhân Tạ Thu Hương (sinh năm 1968), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến người nghệ nhân này miệng cười nói vui vẻ còn tay thoăn thoắt đưa theo những mũi kim. Gần 50 năm gắn bó với nghề, chị Hương được coi là một trong những nghệ nhân của làng Chuông đang gìn giữ nghề truyền thống.
Chia sẻ về cái duyên với nghề, nghệ nhân Tạ Thu Hương cho biết: Khi học xong trung học phổ thông, chị đã mang những chiếc nón lá của quê mình ra Hà Nội bán ở khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm. Chủ yếu là bán lẻ cho khách du lịch nên số lượng không nhiều. Tình cờ, năm 1988 chị kết nối được với một khách hàng có nhu cầu đặt gần 10.000 chiếc nón để mang ra nước ngoài, thời gian giao hàng trong vòng một tháng.
“Nhận được đơn hàng lớn đầu tiên, tôi rất run vì lúc đó chưa biết về làng sẽ phải làm thế nào. Khi đã bình tâm lại, tôi nghĩ đây là cơ hội để khẳng định thương hiệu nón làng Chuông. Tôi lập tức đến từng nhà trong làng để thuê người làm. Sẵn kinh nghiệm của người dân làng nghề hàng trăm năm tuổi cùng sự cần mẫn ngày đêm, đơn hàng đầu tiên được giao với thời gian và chất lượng bảo đảm”, nghệ nhân Hương nói.
Với tâm niệm cần tạo ra nhiều sản phẩm thu hút khách hàng từ chiếc nón lá truyền thống của quê hương. Nghệ nhân Tạ Thu Hương đã sáng tạo ra nhiều mẫu nón lá độc đáo, chứa đựng trong đó tình yêu quê hương đất nước.
“Để có thể tồn tại và duy trì việc sản xuất và xuất khẩu nón lá làng Chuông ra thị trường quốc tế là điều không dễ dàng. Một chiếc nón đẹp phải hội tụ các yếu tố: Lá trắng, vòng đẹp, các mũi khâu đều tay, không lộ lỗ kim, mái nón phẳng, không để lọt nắng dưới ánh mặt trời…” chị Hương khẳng định.
Kỳ công là vậy, nhưng những chiếc nón làng Chuông đẹp nhất cũng chỉ bán được 100.000 đồng/chiếc, còn lại bình quân 50.000-70.000 đồng/chiếc. Thế nên, phải tạo được những sản phẩm độc đáo, thu hút khách du lịch để từ đó, tăng thu nhập cho gia đình và người dân làng nghề. Từ suy nghĩ đó chị Hương đã thử làm những chiếc nón chùm, nón xòe, nón lâm xung, nón thêu phong cảnh…
Có lẽ, độc đáo nhất trong số những sản phẩm nón Chuông ở thời điểm hiện tại là nón lụa Hà Đông. Dựa trên quy trình làm nón truyền thống, bên trong chiếc nón vẫn dùng lá và mo nhưng bên ngoài thì thay lá bằng lụa. Chiếc nón ấy là sự kết hợp giữa nón lá truyền thống và vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng của lụa.
Và thế rồi, xuất hiện những chiếc nón màu tím xứ Huế với những hoa văn chìm, có chiếc màu trắng ngà nổi bật với họa tiết hoa sen trắng, lá xanh; cũng có những chiếc mang màu xanh ngọc với hoa văn hoa vàng được sắp xếp khéo léo, tỉ mỉ. Những chiếc nón này hiện có giá từ 200.000 đến 250.000 đồng/chiếc, có loại đặt hàng lên đến 3-5 triệu đồng, theo đó thu nhập của người làm nón lụa cũng tăng cao…
Không chỉ vậy, nghệ nhân Tạ Thu Hương còn có những chiếc nón được trang trí bằng các bức tranh non sông Việt Nam vô cùng độc đáo. Đó không chỉ là thiên nhiên trù phú, “sông vàng, biển bạc” trải rộng từ Bắc vào Nam, mà còn là bản sắc văn hóa của quê hương.
“Thông qua những chiếc nón được đầu tư chỉn chu, cẩn thận từ họa tiết, đến hình ảnh, tôi mong có thể đem thiên nhiên, phong cảnh văn hóa để Việt Nam được hiện lên chân thực và sống động trong mắt bè bạn quốc tế, du khách nước ngoài. Từ đó, cho họ thấy đất nước của chúng ta cũng không kém phần xinh đẹp và rạng rỡ”, nghệ nhân Hương bày tỏ.
Từ làng Chuông, những chiếc nón lá mang tâm hồn Việt đã theo du khách đi khắp nơi trên thế giới. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của nghệ nhân Tạ Thu Hương xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu 20.000-30.000 chiếc nón. Hoạt động này không chỉ mang về nguồn thu nhập cao cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên tại xưởng nhà chị Hương, cùng các hộ sản xuất lân cận với mức thu nhập trung bình từ 2-5 triệu đồng/người/tháng.
Đối với nghệ nhân Tạ Thu Hương, mỗi một chiếc nón đều được chị cùng đội ngũ sản xuất đầu tư nhiều công sức, chất xám. Chính vì thế, chiếc nón của chị không chỉ để sử dụng trong đời sống sinh hoạt thường ngày, mà trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo với những bức tranh, họa tiết được vẽ lên một cách tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết.
Bên cạnh đó, để "giữ hồn" và tiếp thêm sức sống cho nghề, chị Hương còn mở lớp dạy làm nón lá cho hàng trăm lao động trong xã. Khi những thanh thiếu niên đến tham quan cơ sở sản xuất sẽ hiểu biết hơn về nghề làm nón, từ đó biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bởi vậy mà trải qua những biến động của thị trường đã ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, và chẳng mấy người còn thiết tha với nghề làm nón. Nhưng với chị Hương, ý nghĩ gìn giữ và phát triển nghề làm nón truyền thống cứ thôi thúc trong tâm trí. Cùng với tình yêu, nhiệt huyết với những chiếc nón truyền thống của dân tộc, chị Hương được nhiều người coi là “Đại sứ nón”, vì cứ ở đâu xã hội cần, chị sẵn sàng chuẩn bị những gian hàng nón.
Nghệ nhân Tạ Thu Hương mong muốn rằng mình sẽ “truyền lửa đam mê” này đến cho đông đảo mọi người trong xã hội. Nhờ sự yêu mến đồng bào Việt Nam và bạn bè quốc tế, chiếc nón của chị đã có mặt tại Lào, Nghệ An, TP HCM, hội chợ Cao Bằng, Festival hoa Mê Linh…
Nhìn nhận về những đóng góp của nghệ nhân Tạ Thu Hương cho nghề nón quê hương, ông Phạm Việt Hùng - Chủ tịch UBND xã Phương Trung cho biết: Nghệ nhân Tạ Thu Hương không chỉ là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, mà còn nhạy bén với thị trường.
“Nghệ nhân Hương đã tạo ra nhiều sản phẩm nón độc đáo, lạ mắt để quảng bá thương hiệu nón làng Chuông ở thị trường trong và ngoài nước. Ngoài việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nón lá, chị đã liên kết với các tour du lịch đưa khách về thăm làng kết hợp chỉ dẫn khách trải nghiệm quy trình làm nón tại làng nghề, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương…", ông Hùng cho biết.
Dù trưa hè hay đêm đông, nhưng người nghệ nhân này vẫn miệt mài đưa những mũi khâu còn dang dở để kịp giao những chiếc nón mà khách hàng đã đặt, hay đơn giản chỉ là thói quen công việc như thế. Khi cuộc sống hiện đại đã dần thiếu đi những đồ dùng xưa, nhưng nghĩ về nón lá làng Chuông, dường như ai cũng nhận thấy bên cạnh giá trị sử dụng thì ý nghĩa về bản sắc văn hóa và biểu tượng truyền thống là những giá trị cần được gìn giữ lưu truyền hơn cả.
Huyền Linh
Tin khác
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
-
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
-
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
(THPL) - Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương...22/11/2024 11:55:22Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ...22/11/2024 11:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt