Nghệ nhân "giữ hồn" nghề múa rối cạn ở Tế Tiêu
(THPL) - Có dịp ghé thăm làng Tế Tiêu tại thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội), chúng tôi có cơ hội lắng nghe anh Phạm Công Bằng - Nghệ nhân ưu tú duy nhất của phường rối tại đây giới thiệu về các nhân vật, tích trò trong múa rối.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Chuyện của những người nghệ nhân “giữ hồn” làng nghề điêu khắc Dư Dụ
» Người nghệ nhân giữ tinh hoa gốm Việt
Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi theo đường Quốc lộ 21B đến thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức), ven dòng sông Đáy êm đềm, du khách yêu mến nghệ thuật dân tộc sẽ có cơ hội ghé thăm thủy đình của phường rối Tế Tiêu và thưởng thức “đặc sản” châu thổ Bắc Bộ là nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu.
Năm 2020, rối cạn Tế Tiêu đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sở dĩ, rối Tế Tiêu có sức sống bền vững đó là bởi tình yêu, lòng say mê của những nghệ nhân nơi đây và nhất là của “Trùm phường”, Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng.
“Đặc sản” chốn đồng quê
Theo nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng, Trưởng phường rối Tế Tiêu - con trai út của ông Phạm Văn Bể cho biết: Rối cạn Tế Tiêu đã ra đời cách nay khoảng 400 năm. Loại hình sân khấu này chuyên diễn các tích tuồng cổ, kết hợp trò leo dây và ảo thuật nên trong thời gian dài đã được nhân dân khắp vùng mến mộ.
Sau năm 1954, rối cạn Tế Tiêu được ông Phạm Văn Bể truyền nghề cho con cháu. Cho đến nay, ngoài rối cạn, phường rối Tế Tiêu học hỏi thêm rối nước và biểu diễn được cả hai loại hình nghệ thuật đặc sắc để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân làng xã. Trước nguy cơ mai một thứ nghề cổ truyền này của quê hương những năm sau đó, cụ Bể quyết tâm vực dậy nghề rối vào những năm 1990, và rối Tế Tiêu đã thực sự được hồi sinh sau 25 năm gián đoạn, mở ra một giai đoạn phát triển mới.
“Kể từ đó cho đến nay, rối Tế Tiêu đã trở thành hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân, đặc biệt trong các dịp hội hè, lễ, tết... dù là rối cạn hay rối nước thì phương thức trình diễn cũng như kỹ thuật đều mang đặc trưng cơ bản như: Nghệ thuật xếp trò, nghệ thuật tạo hình con rối, kỹ thuật điều khiển con rối sao cho sinh động...”, anh Bằng chia sẻ.
Về quy trình sản xuất những con rối, nghệ nhân này cho hay: Người thợ Tế Tiêu thường chọn gỗ xoan, gỗ sung. Đây là loại gỗ nhẹ, thuận tiện khi biểu diễn cầm tay, không bị nứt nẻ, rất dễ kiếm ở nông thôn. Riêng với rối nước, do đặc thù ngâm nước nhiều nên độ bền không cao, bởi vậy, ở Tế Tiêu, phường rối cứ “diễn đến đâu lại đẽo trò đến đấy”. Cứ như vậy, đời trước truyền dạy cho đời sau nghệ thuật đẽo trò.
Anh Phạm Công Bằng là người con trai thứ 9, đồng thời là truyền nhân của cụ Bể, tiếp bước cha trên con đường duy trì nghề cổ. Năm 2001, anh Bằng cùng với cụ Phạm Văn Bể đã xây dựng Thủy đình để biểu diễn phục vụ bà con trong làng cũng như thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức. Nhà thủy đình được xây dựng nhờ nguồn tiền của Quỹ Ford Việt Nam, trên mảnh đất do chính quyền địa phương hỗ trợ.
Đến năm 2016, mang theo nhiều tâm huyết chưa trọn vẹn với nghề rối cổ truyền, cụ Bể qua đời ở tuổi 92. Thực hiện nốt nguyện vọng của cha, anh Phạm Công Bằng vẫn ngày đêm cặm cụi đẽo gọt những con rối gỗ, truyền dạy cho những em thiếu nhi hoặc thanh niên trong làng có nhu cầu học nghề, và chủ trì những tiết mục biểu diễn rối nước, rối cạn mỗi khi nhận được lời mời.
Những năm qua, rối Tế Tiêu - với gần 100 trò diễn, hàng nghìn chú rối - đã vượt khỏi làng xã, đến với những hội diễn lớn ở Hà Nội, dự liên hoan quốc tế tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc, các triển lãm du lịch làng nghề, các kỳ Festival Huế… và giành được cả giải thưởng lẫn sự yêu mến của khán giả trong và ngoài nước.
“Đặc biệt, trong gần 100 trò diễn, có hơn 20 tích trò là rối tuồng cha ông để lại như: Chém tá trích trong vở tuồng Sơn Hậu, Thoát Hoan chui ống đồng, Thạch Sanh chém trăn tinh, Thánh Gióng đánh giặc Ân... Ngoài rối tuồng, phường rối Tế Tiêu cũng biểu diễn cả rối chèo, bài vè, ví, kịch; các tác phẩm đương đại, phản ánh hiện thực đời sống xã hội hiện nay. Các tiết mục thường mang tính vui tươi, dí dỏm, trữ tình, tạo nên sức lôi cuốn đối với người xem”, anh Bằng kể.
Kỳ vọng về sự phát triển “đặc sản” chốn đồng quê
Tâm sự về nghề, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng cho biết: Rối tuồng là loại hình diễn xướng rất khó. Khó từ tạo hình con trò đến vũ đạo và hát. Nghệ thuật tuồng đề cao yếu tố vũ đạo. Các động tác của mỗi nhân vật lại có đặc trưng riêng. Muốn diễn thành thục phải mất nhiều năm luyện tập.
Dù rất đặc sắc, nhưng cũng giống như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác, đất diễn của rối hiện nay không nhiều. Mặt khác, thù lao từ nghề múa rối gần như không có, nên không kích thích được nhiều người tham gia.
Anh Bằng nói thêm: “Phường rối Tế Tiêu hiện có 18 thành viên; người trẻ nhất cũng đã ngoài 30. Để ổn định cuộc sống, mỗi người đều có một nghề riêng để mưu sinh và “nuôi rối”. Hằng năm, phường rối Tế Tiêu đều mở các lớp dạy nghề, truyền nghề hay đơn giản hơn là các lớp trải nghiệm múa rối cho học sinh trên địa bàn để tìm người kế cận giữ nghề cho đời sau”.
Nhưng có một điều đáng buồn là trong khi hầu hết khách du lịch nước ngoài tỏ ra thích thú với múa rối của Việt Nam, thì bộ môn này vẫn rất yếu ớt trong những nỗ lực kéo khán giả trong nước đến sân khấu. Vào các dịp nghỉ lễ, trong khi rạp chiếu phim, các trung tâm thương mại luôn đông đúc thì những sân khấu rối vẫn… vắng hoe hoặc chỉ lác đác vài khán giả Việt Nam.
Do đó, ít ai biết rằng, để giữ được lửa cho rối Tế Tiêu, bên cạnh niềm đam mê, sự cống hiến vô tư thì các nghệ nhân cũng phải kiếm tìm nghề để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Đối với nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng, nghề sửa chữa điện tử, loa đài anh đang làm đóng vai trò lớn và bổ trợ cho những buổi trình diễn rối Tế Tiêu. Nhờ có nghề đó mà kinh phí thuê loa đài được giản tiện.
Khi được hỏi sẽ làm gì tiếp cho rối Tế Tiêu, anh Bằng cho biết, anh có tham vọng mở rộng phường rối gia đình trở thành một không gian văn hoá du lịch làng nghề của địa phương. Trong đó một mặt diễn ra các hoạt động biểu diễn trao truyền di sản văn hóa, một mặt tạo ra sản phẩm du lịch để kích cầu du lịch cho địa phương, tạo thêm sinh kế cho người dân cũng như lan tỏa nét đẹp văn hóa của một làng quê Bắc Bộ đến với cộng đồng.
Tuy rối cạn Tế Tiêu đã được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Song, ít ai biết được rằng, những gì còn lại ở Tế Tiêu ngày nay chỉ là một phường rối gia đình với số buổi diễn mỗi năm ít ỏi. Rối không nuôi sống được nghệ nhân chơi rối, nhưng nghệ nhân cuối cùng ở Tế Tiêu vẫn cặm cụi mưu sinh và "nuôi" rối sống qua những biến thiên thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm nay.
Ông Nguyễn Văn Ninh - Chủ tịch UBND thị trấn Đại Nghĩa cho biết: “Những năm gần đây, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm hỗ trợ bảo tồn và phát triển di sản múa rối. Năm 2017 - 2018, Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí trùng tu, xây dựng thủy đình và ngôi nhà nhỏ làm nơi sinh hoạt, tập luyện cho phường rối. Hằng năm, thị trấn cũng hỗ trợ một phần kinh phí để phường rối hoạt động
Mới đây nhất, thị trấn Đại Nghĩa cũng đã bố trí thêm 700m² đất liền kề khu thủy đình và nhà truyền thống múa rối để xây dựng khu trưng bày, quảng bá, biểu diễn rối Tế Tiêu. “Phường rối Tế Tiêu đã tạo được “danh”, giờ cần tạo đất diễn để có thể hoạt động tốt hơn, lan tỏa hơn. Chính vì vậy, trong các sự kiện văn hóa, văn nghệ, hội nghị do thị trấn và huyện tổ chức, thường mời phường đến biểu diễn.
Với định hướng phát triển, địa phương sẽ quy hoạch bài bản khu trưng bày, quảng bá, biểu diễn rối Tế Tiêu; đề xuất huyện Mỹ Đức xây dựng chương trình giáo dục ngoại khóa trong các tháng hè cho học sinh; tạo ra sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách… để động viên phường nỗ lực gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Huyền Linh
Tin khác
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024