Người Mường Bi: Linh thiêng tiếng cồng chiêng đêm giao thừa
(THPL) - Người Mường Bi (xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) sử dụng cồng chiêng trong lễ hội mừng nhà mới, thành hôn, lễ hội khai hạ ... Đặc biệt trong đêm giao thừa, tiếng cồng chiêng đồng loạt vang lên “pinh, pòng, pinh” âm vang, vọng vào vách núi không chỉ tạo không khí rộn ràng, vui tươi, mà còn mang ý nghĩa linh thiêng mời tổ tiên nơi Mường Trời về ăn Tết. Đó cũng chính là phong tục tập quán độc đáo bao đời nay của bà con người Mường nơi đây.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Giống như nhiều dân tộc khác sống trên dải hình chữ S, phong tục đón Tết Nguyên đán của người Mường được coi là một trong những lễ hội lớn của năm. Từ trước tết rất lâu, người dân đã lên kế hoạch nuôi lợn, nuôi gà, lựa chọn loại gạo nếp, đậu xanh thật ngon, dành dụm đến tết để đồ xôi, gói bánh, làm đôi ba vò rượu cần mời khách. Cho đến nay, câu ca “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” vẫn còn nguyên giá trị đối với người dân Mường Bi.
Trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường, không gian thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trung tâm, đó cũng là nơi linh thiêng, trang trọng nhất. Ở gian giữa, người Mường dành để tổ chức các nghi lễ và đón khách quý. Những loại hoa trang trí thường có màu đỏ, vì màu đỏ mang đến cho họ sự may mắn. Trên mâm cơm cúng tổ tiên, các món ăn phải để trên tàu lá chuối mà phải là tàu lá ngọn. Thịt thì cho vào lá mang (một loại lá gọi theo tiếng dân tộc) ở bên trên. Tất cả các món ăn đều để trên lá, duy chỉ có canh là để trong bát.
Phú Vinh thuộc vùng Mường Bi, từ xa xưa vốn là nơi trù phú bậc nhất xứ Mường “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Công việc đón tết của người dân địa phương được chuẩn bị từ ngày 27 âm lịch, mọi gia đình đều cử người rửa lá dong, dọn dẹp nhà cửa, đan Piêu leo - giống chong chóng - rồi cắm lên cửa Voóng, báo hiệu mùa xuân đã về.
Đến ngày 29 Tết, theo tục lệ, dù khó khăn đến mấy, các gia đình đều cố gắng nuôi một con lợn để vào dịp Tết Nguyên đán tổ chức thịt. Lợn sau khi thịt sẽ được chia làm 3 phần, một phần dùng để nấu nướng, chế biến thành các món ăn cúng ông bà tổ tiên trong ngày Tết. Một phần dành để tổ chức nấu nướng ngay trong ngày hôm đó, mời anh em thân thiết đến ăn bữa cơm cuối năm. Phần còn lại dùng để làm nhân bánh chưng và thực phẩm trong mấy ngày Tết sau đó.
Ngày 30 Tết, các công việc chuẩn bị đón tết đã được thực hiện một cách chu đáo: Rượu cần, rượu gạo và hoa trái bày lên bàn thờ cúng mời thổ công, thổ địa, tổ tiên, ông bà. Khấn mời gia súc, các dụng cụ nông nghiệp về hưởng lộc vì đã có công giúp gia chủ trong công việc đồng áng, làm ra lúa gạo trong suốt một năm qua.
Ngoài những lễ vật nêu trên, cái tết của người Mường cũng không thể thiếu một cành đào và đôi cây mía đặt cạnh bàn thờ. Một cây nêu cắm ở ngoài cổng nhằm xua đuổi tà ma, những điều đen đủi trong năm cũ và đón một năm mới yên lành, hạnh phúc. Khi ăn tết xong, cành nêu này sẽ tự rơi xuống chứ không tháo dỡ.
Vào lúc giao thừa, các gia đình đều đánh lên ba hồi chiêng, tiếng cồng chiêng đồng loạt vang lên “pinh, pòng, pinh” như một dàn đồng ca âm vang, vọng vào vách núi không chỉ tạo không khí rộn ràng, vui tươi, mà còn mang ý nghĩa linh thiêng như lời mời tổ tiên nơi Mường Trời về ăn Tết
Ngày mùng 1 Tết, các thành viên trong gia đình chọn cho mình bộ trang phục dân tộc mới nhất, đẹp nhất, ăn bữa cơm sáng rồi đi chúc tết các gia đình trong họ, trong bản. Những ngày sau đó, người dân làng tổ chức vui chơi các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đánh mảng, đánh khăng, bắn nỏ, kéo co, hát đối đáp … đặc biệt là có sự xuất hiện của hội sắc bùa.
Phường bùa được lập bao gồm cả người già, trẻ con, nam thanh nữ tú trong bản, dẫn đầu thường là một người lớn tuổi, hay chữ, giỏi đối đáp. Phường bùa xách theo dàn cồng chiêng, đi đến đâu là không khí sôi nổi, náo nhiệt đến đó, tới nhà nào họ cũng tấu lên những điệu nhạc, nói lời hay, ý đẹp, cầu chúc cho gia chủ sang năm mới ăn nên làm ra, mùa màng bội thu.
Tết của đồng bào dân tộc Mường kết thúc sau ngày mùng 7. Dân làng tổ chức lễ khai hạ (xuống đồng). Bà con bắt đầu làm mùa, bước vào một năm mới với niềm hy vọng tràn trề, rằng năm nay cây cối sẽ tươi tốt, mùa màng sẽ bội thu, bản mường được yên bình hạnh phúc.
Độc đáo cồng chiêng
Ở Phú Vinh nhà nào cũng có chiêng, nhà nghèo thì có 1 chiếc, còn các gia đình khá giả hơn có từ 2 - 3 chiếc chiêng, đặc biệt có những gia đình giữ lại được cả bộ 12 chiếc. Ông Đinh Công Hoà (65 tuổi) cho biết: Khi vừa nhìn thấy mặt trời, chúng tôi đã có tình yêu chiêng tha thiết. Chiêng bao giờ cũng được treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Việc bảo quản, sử dụng cồng chiêng được thực hiện rất cẩn thận, trang trọng. Người Mường Bi không bao giờ úp chiêng lên nền nhà, nền đất vì sợ bị “lùn chiêng” (chiêng mất tiếng, tiếng không còn hay).
Còn ông Đinh Công Lìn (61 tuổi) chia sẻ với chúng tôi: Cha ông chúng tôi luôn dặn dò con cháu, dù có đói như thế nào cũng không được bán bởi chiêng như một phần tâm linh không thể thiếu trong đời sống của mỗi gia đình.
Theo ông Bùi Chí Thanh, nhà nghiên cứu văn hóa Mường thì không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ.
Từ xa xưa, người Mường đã thổi hồn cho cồng chiêng và sáng tác ra những điệu nhạc mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Một bộ cồng chiêng của người Mường có 12 chiếc, chia ra làm 3 bộ gồm: Chiêng dàm, chiêng bồng, chiêng tlé. Người Mường có 24 lễ hội sử dụng cồng chiêng như: Lễ mừng nhà mới, thành hôn, lễ hội khai hạ (lễ hội xuống đồng)... Người đánh cồng chiêng vùng đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên chủ yếu là nam giới, nhưng ở đồng bào Mường lại là nữ giới. Ngoài ý nghĩa âm nhạc, bộ cồng chiêng còn biểu hiện cho 12 tháng trong năm.
Tôi đã từng được tham gia lễ hội cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình, tôi thực sự ấn tượng và mê hoặc bởi âm thanh “pinh, pòng, pinh” âm vang vọng vào vách núi tạo không khí rộn ràng, vui tươi. Khi xưa, con người thưa vắng, núi non trập trùng, rừng suối hoang vu, tiếng cồng chiêng đã xua đuổi muông thú. Tiếng cồng chiêng gọi bạn nơi rừng thẳm. Tiếng cồng chiêng vui duyên đôi lứa, ngày hội đầu xuân. Tiếng cồng chiêng cũng là một công cụ kết nối giữa ông bà, tổ tiên ở Mường trời với con cháu nên được coi là linh khí vùng cao.
Ông Đinh Công Dùng, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh chia sẻ: Huyện Tân Lạc là nơi có nhiều cồng chiêng nhất cả tỉnh với hàng trăm bộ chiêng. Trong đó, xã Phú Vinh đã có khoảng 400 chiếc. Hiện nay trên toàn xã có 12 thôn, gần 1000 hộ dân với trên 4000 nhân khẩu, đa phần là đồng bào dân tộc Mường. Tuy đời sống của bà con còn nhiều khó khăn nhưng hàng trăm năm qua, người dân xã Phú Vinh luôn gìn giữ cồng chiêng và những nét văn hoá tốt đẹp truyền thống trong mỗi gia đình.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt