01:36 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Nghĩa cử cao đẹp của người thương binh “tàn nhưng không phế”

| 08:47 04/11/2018

(THPL) - Hàng ngày vào các giờ tan tầm tại Thị Tứ Cống Rút (huyện Hưng Hà, Thái Bình), người dân đã không còn lạ lẫm trước hình ảnh ông “CSGT bất đắc dĩ” đứng giữa đường để điều tiết giao thông, đảm bảo cho học sinh trường THPT Đông Hưng Hà ra về an toàn.

Những âm thanh đều đặn được phát ra từ chiếc còi, từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với người dân nơi đây. Người “vác tù và hàng tổng” ấy là ông Nguyễn Đình Hòe (SN 1949) sinh ra và lớn lên ở xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Nghĩa cử cao đẹp của người lính thời bình

Cầu Cống Rút gồng gánh hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông qua mỗi ngày.
Cầu Cống Rút gồng gánh hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông mỗi ngày.

Như thường lệ, ông Hòe bắt đầu công việc của mình từ lúc 6h30 sáng, buổi trưa 10h30 phút, ngày làm nhiệm vụ bốn lần giúp từng tốp, từng tốp học sinh tấp nập đi đến trường một cách an toàn không để xảy ra va chạm, cãi vã dưới sự chỉ dẫn tận tình của mình.

Đứng vệ đường quan sát, ngắm nghía bộ áo đồng phục, chiếc băng đỏ ghi chữ “an ninh trật tự - an toàn giao thông” được ông đeo cẩn thận cùng với chiếc còi, chiếc dùi cui trên tay, có tìm hiểu chúng tôi mới biết rằng tất cả nó đã gắn bó theo ông trong suốt gần 20 năm qua kể từ ngày ông làm công việc “tự nguyện” không phụ cấp này.

Hơn chục năm  ' vác tù và hàng tổng' ngày ngày được ' gác' bình yên cho học sinh đến trường an toàn ông coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc ở tuổi xế chiều.
Hơn chục năm 'gác' bình yên cho học sinh đến trường an toàn, ông coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc ở tuổi xế chiều.

Thời trai trẻ, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, bị thương tại mặt trận Quảng Đức. Năm 1977, ông được phục viên và trở về công tác tại Văn phòng UBND huyện Đông Hưng. Đến năm 1990, do sức khỏe giảm sút ông chuyển về thôn Nhiên Phú, Thị Tứ Cống Rút, huyện Hưng Hà để dưỡng bệnh.

Sau khi sức khỏe dần hồi phục, hàng ngày ra đường ông chứng kiến tận mắt nhiều vụ va chạm giao thông thương tâm rồi, những vụ học sinh đánh lộn nhau không có ai đứng ra can thiệp, khiến ông bức xúc không thể cầm được lòng mình.

'Người lính già' hàng ngày  làm việc bằng cả tấm lòng.
'Người lính già' hàng ngày làm việc bằng cả tấm lòng.

 “Từ lâu nay ở đoạn Cống Rút nóng về điểm đen tai nạn. Bởi cách trường THPT Đông Hưng Hà không xa, hơn 100 mét có cây cầu nhỏ bắc qua sông, chỉ vừa đủ cho một ô tô khách qua lại. Hàng ngày có hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông, trong đó chủ yếu là các cháu học sinh đến trường nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, va chạm. Lúc ấy tôi chứng kiến nhiều vụ đau lòng nên đã suy nghĩ, mình phải làm một điều gì đó có ích cho xã hội, giảm bớt đi được tai nạn hay hòa giải những vụ xích mích, đánh nhau của thanh thiếu niên mỗi khi đi học về” – Ông Hòe chia sẻ về cơ duyên khi đến với “nghiệp”.

Ông Hòe chia sẻ với phóng viên, năm 1999 ông bắt đầu công việc thiện nguyện này. Thời điểm học sinh tan trường vào lúc buổi chiều 16h30 - 17h00 với lưu lượng phương tiện qua lại đông đúc nhất. Chính vì vậy, quãng thời gian ấy ông phải có mặt từ sớm để làm nhiệm vụ giữ trật tự, tránh tình trạng xáo trộn diễn ra.

ng Hòe nhận nhiều bằng khen  về thành tích xuất sắc trong phong trào 'Bảo đảm an toàn giao thông' của các cấp, ngành trao tặng.
Ông Hòe nhận nhiều bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào 'Bảo đảm an toàn giao thông' của các cấp, ngành trao tặng.

Được biết, ban đầu công việc này chỉ có mình ông Hòe đứng ra “tình nguyện” nhưng về sau ông đề xuất ý tưởng với Ban công an xã Hùng Dũng thành lập một tổ tự quản có quy chế, với sự tham gia thêm của 5 cựu chiến binh tâm huyết, bao gồm các ông: Nguyễn Đức Hoa, Phạm Quốc Ghi, Nguyễn Văn Lễ, Phạm Ngọc Bảo, Vũ Văn Xuyền. Tổ tự quản được thành lập, mỗi một đồng chí được phân công làm nhiệm vụ trên từng cung đường “đen” để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người qua lại.

 “Hạnh phúc là biết sẻ chia…”

ng Nguyễn Đình Hòe.
Ông Nguyễn Đình Hòe.

Ghi nhận của chúng tôi tại Cống Rút, chỉ ít phút sau khi tiếng trống trường vang lên, theo sự chỉ dẫn bảo ban của ông đã có hơn nghìn cô, cậu học trò cùng đạp xe ra đường, rồi cứ như vậy từng lớp, từng lớp đi qua cầu một cách ngay ngắn, thẳng hàng, an toàn giống như một đại đội, không hề xảy ra tình trạng chen lấn, lạng lách mà ở đây ông là người tổng chỉ huy. Còn những dòng người đi qua đều gửi lại lời chào kính cẩn, thân mật, thân thương đến người lính già nghĩa tình.

Ông Hòe bộc bạch: “Ban đầu khi tôi làm công việc này cũng giấu vợ con ấy chứ, hàng xóm xung quanh thì cứ đồn, cho rằng mình bị dở hơi, hâm… tuy nhiên sau cùng cả nhà cảm thông rồi cũng bằng lòng, chấp thuận. Ngày nắng thì tôi đội mũ, mưa thì khoác áo tơi, nghỉ ngày nào tôi không yên tâm ngày ấy. Trừ khi ốm quá mới ở nhà, còn không thì vẫn ra giúp các cháu đều đặn. Được sẻ chia góp một phần công sức tuổi về già tôi cảm thấy vui, hạnh phúc khi từng cháu một đi học rồi ra về an toàn”.

Thương binh Nguyễn Ðình Hòe hướng dẫn giao thông cho mọi người, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho học sinh khi qua cầu.
Thương binh Nguyễn Ðình Hòe hướng dẫn giao thông cho mọi người, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho học sinh khi qua cầu.

Từ ngày có ông đứng ra bảo vệ sự an toàn cho học sinh trường Đông Hưng Hà, hầu hết các bậc phụ huỵnh đều cảm thấy yên tâm hơn nhiều. Thực tế, thời gian về trước khi ông chưa làm công việc này, đã có nhiều trường hợp chỉ vì mải về nhà, chen chúc qua cầu mà xô đẩy nhau khiến cả người lẫn xe lộn nhào xuống sông bị gẫy chân, gẫy tay. Rồi nhiều lái xe đi rất ẩu, dù biết lòng cầu hẹp như vậy nhưng vẫn cố tình điều khiển cho xe chạy nhanh, ép học sinh vào thành cầu. Giờ đây thì những cảnh tượng rùng mình đã không còn nữa, thay vào đó các tài xế, lái xe khi nghe thấy hiệu lệnh của ông đều tuân theo và xếp hàng đợi chờ học sinh qua hết mới tiếp tục đi tiếp.

Với việc làm tự nguyện của mình, ông Hòe luôn được đông đảo học sinh và người dân quý mến. Em Nguyễn Thanh Sơn, học sinh lớp 12 của trường chia sẻ: “Chúng em ai cũng kính trọng bác Hòe. Bác không chỉ điều hành giữ trật tự an ninh, an toàn giao thông ở đây mà còn thường xuyên hăng hái tham gia nhiều hoạt động từ thiện khác do nhà trường, xã, huyện… tổ chức. Từ ngày bác làm đến giờ đã không còn xảy ra tình trạng thanh thiếu niên lời qua tiếng lại. Mọi thứ đều được đi vào nề nếp, góp phần cho chúng em một môi trường học vui tươi và lành mạnh”.

Tấm gương tiêu biểu của ông Hòe khiến nhiều người phải cảm phục. Dù công việc tự quản là hoàn toàn tự nguyện, không có lương hay phụ cấp nào khác nhưng hàng ngày ông vẫn nhiệt huyết làm việc với tất cả tấm lòng. Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực, ông đã nhiều lần được Đảng, nhà nước, cùng các bộ ngành, tỉnh ghi nhận. Ông cũng vinh dự được nhiều lần đi dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc và thực hiện tốt lời dạy Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu