Nghị lực kiên cường của cô gái tật nguyền vẽ lên giấc mơ cuộc đời
(THPL) - Bị nhiễm chất độc da cam nên mặc dù đã bước sang tuổi 30 nhưng chị chỉ cao 90cm, nặng khoảng 18kg và không thể đi lại vì đôi chân ngắn, cong queo lại mềm nhũn. Chị chỉ nằm một chỗ, nếu muốn di chuyển thì phải nhờ mẹ ẵm đi. Cuộc sống của chị khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi là thế nhưng trong con người chị luôn có một ý chí phấn đấu kiên cường, không chịu đầu hàng số phận, chị vẫn tự kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau, để tự trang trải cho cuộc sống. Cô gái tật nguyền mà chúng tôi nhắc đến ở đây là Cao Thị Út ở thôn Xuân Thành, xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Tin liên quan
- Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
“Nối vòng tay ấm” mang hơi ấm lên vùng cao các tỉnh phía Bắc
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng VCB thực hiện công tác an sinh xã hội - Vững nền tảng, chắc tương lai, vươn tầm doanh nghiệp
Nha khoa Ruby Luxury: Hành trình lan tỏa yêu thương tại vùng cao Lào Cai
Nỗi đau da cam
Về xã Tân Thành (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), hỏi thăm chị Cao Thị Út thì không ai là không biết. Chị được mọi người ở đây biết đến, bởi nghị lực " phi thường " vượt qua khó khăn của mình.
Bố chị Út - ông Cao Văn Biền ( sinh năm 1956 ) cho biết: Thời trai trẻ ông từng có những năm tháng chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Khi hòa bình, ông xuất ngũ về quê và kết hôn với bà Vũ Thị Thơm, cô gái ở làng bên. Hai cô con gái đầu của ông bà chào đời lành lặn, khỏe mạnh nên ông không nghĩ mình bị nhiễm chất độc da cam.
Năm 1983, vợ chồng ông sinh con trai thứ 3, đứa trẻ yếu ớt, được khoảng 4 tháng thì mất. Năm 1988, ông bà sinh thêm một cô con gái lành lặn đặt tên là Cao Thị Út. Niềm vui khôn xiết vì gia đình có thêm thành viên mới không được bao lâu thì ông bà nhận ra cô con gái út dù lành lặn nhưng không phát triển, cơ thể dần teo tóp, tay chân ngắn, thể trạng yếu ớt, gia đình đưa con đi khám, bác sĩ cho biết Út bị nhiễm chất độc màu da cam.
Nghe bác sĩ nói, ông bà như quay cuồng, chết lặng. "Khi Út chào đời, dù lành lặn như bao đứa trẻ khác nhưng thấy con không phát triển, càng lớn cơ thể lại càng teo tóp, tay chân ngắn, thể trạng yếu ớt, gia đình đưa con đi khám thì phát hiện cháu bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Bởi tôi từng có thời gian chiến đấu ở miền Nam.
Biết bệnh của con không thể chữa khỏi, lúc đó tôi buồn chán lắm, hai vợ chồng tôi chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc " - ông Biền tâm sự. Bà Thơm, mẹ chị Út tâm sự: “Nghe bác sĩ nói cháu bị tàn tật suốt đời, vợ chồng tôi đau khổ lắm nhưng đành cố kìm nén. Con sinh ra đã không may mắn thì mình phải chăm sóc để bù đắp cho nó".
Thế là ông bà bàn nhau, ông sẽ là lao động chính trong nhà, lúc đi làm thợ xây, lúc đi làm thuê để kiếm tiền nuôi vợ con. Còn bà Thơm cũng gác hẳn công việc chính để ở nhà chăm con, vừa làm nghề đan lát mây tre đan để kiếm thêm thu nhập. Từ đó đến nay chị Út chỉ nằm một chỗ, mọi việc từ vệ sinh cá nhân như đánh răng rửa mặt, chải tóc... đều do một tay bố mẹ chăm sóc.
Tuy nhiên, bù lại chị Út lại tạo ra những bức tranh giấy vô cùng đẹp mắt và lướt web điệu nghệ. Chị Út chia sẻ hồi nhỏ thấy chúng bạn cùng xóm tung tăng cắp sách đi học thì chị “ thèm ” lắm, ao ước được cắp sách đến trường nhưng biết làm sao…Thương em, 2 chị đã thay nhau dạy chữ cho chị Út, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chị Út đã đọc được sách báo, những dòng chữ trên tivi... “ Lúc này em lại có ước mơ lớn hơn là được đi đây đó thoát khỏi cái giường chật chội và lao động kiếm tiền trang trải cho cuộc sống ”Chị Út kể.
Khát vọng chiến thắng
Năm 2011, biết thông tin về một cơ sở làm tranh giấy của người khuyết tật ngoài Hà Nội, Út xin mẹ cho đi học. Nhờ Út thông minh và khéo tay nên học làm tranh nhanh hơn những người khác, chỉ 2 tháng sau chị Út đã tự tay làm ra bức tranh đầu tiên và bán được 1 triệu đồng. Chị Út nói: “Số tiền ấy với người bình thường không lớn, nhưng với tôi nó ý nghĩa vô cùng. Là khoản tiền đầu tiên tôi kiếm được bằng công sức của mình. Lúc đó, tôi vui mừng lắm!. Mừng vì tôi có thể kiếm được tiền và cảm thấy yêu cuộc sống hơn, bố mẹ cũng đỡ vất vả vì tôi hơn ”.
Tranh của chị Út rất đa dạng như tranh hoa sen, con công, phượng, tranh gia đình, phong cảnh… Mỗi tháng chị kiếm được từ 3 - 4 triệu đồng. Những tưởng cuộc sống đã mỉm cười với chị, cho chị nguồn vui trong công việc để thêm nghị lực sống, nhưng lại một lần nữa chị “thất nghiệp ”. Chị cho biết, công việc làm tranh buộc phải dừng lại, vì đại lý mua tranh chuyển địa điểm về Hưng Yên. Thế là chị lại “ vắt óc ” nghĩ thêm một hướng kinh doanh khác. Sẵn có chiếc laptop chị gái tặng, chị Út quyết định chuyển sang nghề khác là kinh doanh qua mạng.
Sau khi tích góp được một khoản tiền từ làm tranh giấy, Út mua một chiếc máy tính để tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Cũng từ chiếc máy tính này, Út biết được nhiều cách kiếm tiền phù hợp với hoàn cảnh của mình. Đó là quảng cáo các ứng dụng để tăng lượt truy cập và tham gia trả lời các câu hỏi để tích điểm lấy tiền thưởng. Sau khi mày mò làm quen với loại hình kinh doanh online đang thịnh hành, chị Út chọn mặt hàng kinh doanh là quần áo. Lúc đầu vì chưa quen sử dụng máy tính thành thạo, lại không thể di chuyển nên chị Út chỉ giới thiệu mẫu quần áo của shop online, nếu có khách đặt, thì sẽ báo cho cửa hàng và hưởng hoa hồng. Chị Út nói dù thu nhập của việc bán hàng online không cao nhưng có việc làm giúp chị thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Lúc đầu vì chưa quen sử dụng máy tính thành thạo, lại không thể di chuyển nên chị Út chỉ giới thiệu mẫu quần áo của shop online, nếu có khách đặt, thì sẽ báo cho cửa hàng và hưởng hoa hồng. Chị Út nói dù thu nhập của việc bán hàng online không cao nhưng có việc làm giúp chị thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Khi đã sử dụng máy vi tính thành thạo, chị Út mua các trang web quảng cáo sản phẩm cho khách hàng và thu phí. Ngoài ra, chị còn tranh thủ trả lời các khảo sát trực tuyến để nhận thưởng. “ Có tháng chỉ được 2 - 3 triệu, nhưng cũng có tháng tôi kiếm được hơn chục triệu đồng. Số tiền kiếm được 1 phần đưa mẹ một phần trang trải cuộc sống, còn lại dành dụm để sau này mở cửa hàng buôn bán đồ gia dụng, tạp hóa”, chị Út chia sẻ ước mơ.
Chị Út nói: “Gần 30 năm qua, mẹ không thể làm công việc gì vì phải ở bên chăm sóc cho con gái. Còn bố bị bệnh lại mất sức lao động, cả gia đình sống dựa vào trợ cấp nạn nhân chất độc da cam của nhà nước và tiền tôi kiếm được. Nếu có một cửa hàng tạp hóa thì cuộc sống gia đình đỡ khó khăn hơn ”.
Bà Thơm – mẹ của chị Út chia sẻ: " Nhiều hôm đi làm về mệt, khi nấu ăn và vệ sinh cá nhân cho con thì người lả đi, tôi tưởng không đứng vững. Nhưng khi nhìn thấy nét mặt rạng ngời của con, tôi như được tiếp thêm sức lực, bao nhiêu lo lắng nhọc nhằn đều tan biến. Bây giờ cuộc sống của gia đình tôi vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đã nhen nhóm niềm vui. Tuy số phận Út kém may mắn, nhưng cháu biết vươn lên, vượt qua khó khăn là một hạnh phúc rất lớn và cũng là niềm tự hào lớn nhất với gia đình tôi ”.
Ông Trần Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: Út là trường hợp nhiễm chất độc da cam khá nặng và không thể đi lại được. Nhưng em Út biết vượt lên hoàn cảnh để tự kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Em cũng là tấm gương tiêu biểu của xã và cũng là tấm gương cho nhiều mảnh đời bất hạnh ở trên cả nước học tập và noi theo.
Tin khác
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
-
Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
-
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
HoREA đề nghị ưu tiên thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà thương mại với chủ đầu tư làm phân khúc bình dân để thị trường phát...24/11/2024 15:23:26Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn, dù gạo Ấn Độ quay lại thị trường.24/11/2024 15:27:21Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm, với tổng số tiền...24/11/2024 15:15:09Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt