Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn – người khắc "nét Việt" trên ngọc trai
(THPL) – Thành công đến với nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn trong hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ngọc trai được nuôi cấy ở Việt Nam có gì khác với ngọc nuôi ở các vùng lãnh thổ khác trên thế giới?”
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Chàng trai đam mê tin học bất ngờ quyết ra Côn Đảo nuôi trai
Cha làm vườn, mẹ mở tiệm tạp hóa nhỏ gần chợ xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, thời phổ thông, Hồ Thanh Tuấn mơ ước được trở thành kỹ sư tin học và chinh phục công nghệ thông tin. Bố mẹ anh cứ tưởng Tuấn mãi đam mê máy tính, nhưng sau khi lấy vợ, anh ra Côn Đảo gắn bó đời mình với nghề nuôi trai lấy ngọc và trở thành người đứng đầu một đơn vị lớn nhất nhì cả nước.
37 tuổi, Hồ Thanh Tuấn đã có 12 năm gắn bó với Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) để mỗi năm mang về đất liền hơn một triệu viên ngọc trai với 3 màu đen, trắng, vàng óng ánh. Trước đây, anh từng nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc (Kiên Giang) nhưng do thường xuyên di chuyển xa ở những vùng biển khác nhau nên cuối cùng, anh chọn Côn Đảo làm quê hương thứ hai và được chính quyền địa phương cho phép thành lập quỹ học bổng mang tên nữ Anh hùng Võ Thị Sáu.
Nghe anh bảo ra Côn Đảo nuôi trai lấy ngọc, vợ và gia đình anh phản đối gay gắt vì từ bỏ công việc có thu nhập cao (anh từng được cất nhắc lên vị trí quản lý với mức lương 700 USD/tháng tại một công ty chuyên về tin học tại TP.HCM) để theo đuổi một nghề trước giờ chưa biết đến. Nhưng anh Tuấn vẫn quyết tâm ra đi, muốn cuộc đời có một trải nghiệm mới.
Sau những phấn khích mang ra từ đất liền, anh Tuấn đối mặt ngay với muôn vàn khó khăn do phải thường xuyên lênh đênh ngoài khơi, bị say sóng, nôn ói, nắng nóng rát mặt rồi lặn biển trong 6 năm liền. Những ngày đầu mới nhảy xuống đại dương, anh thường lên bờ với cảm giác ù tai, bị chảy máu mũi, nhưng anh vẫn không bỏ cuộc.
Bằng nghị lực của chàng trai miền Tây từng theo cha cầm cuốc trồng cây cho vườn tược xum xuê ở quê nhà, anh Tuấn ôn lại hết kinh nghiệm của những lần sang Nhật, Pháp tập huấn, để bắt tay vào việc nuôi cấy trai, tiếp tục lặn biển và không ít lần anh bị sụp vào hố san hô giữa biển, phải lết vào bờ với đôi chân đầy máu.
Sau nhiều năm xa vợ con, hàng nghìn viên ngọc đầu tiên được anh Tuấn chuyển về đất liền trong niềm vui vỡ òa của người thân. Nửa năm sau, số lượng ngọc trai anh thu hoạch lên đến hàng triệu viên và lúc này anh nhận ra rằng nếu cứ bán thô cho tiệm kim hoàn hay đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu về không bao nhiêu.
Vì thế, anh tiếp tục huy động vốn từ bạn bè mở Công ty Ngọc trai Hoàng Gia ở quận 7 (TP.HCM) rồi thành lập xưởng chế tác để sản phẩm trang sức từ ngọc trai có giá trị cao hơn ngọc trai thô hàng chục lần.
Nghệ nhân thổi hồn đất nước lên ngọc trai
Để ngọc trai Việt Nam vươn xa ra thế giới với sự khác biệt rõ nét, anh Tuấn mày mò tìm cách khắc hoa văn trống đồng trên viên ngọc rồi tiếp tục cấy vào thân trai, thả xuống biển nuôi tiếp một năm.
Với thời gian vừa đủ, viên ngọc "tái thu hoạch" cho họa tiết hoa văn mờ đặc trưng mang thương hiệu Tuấn "Ngọc trai", đưa anh thành nghệ nhân quốc gia trong lĩnh vực kim hoàn, đá quý.
“Sau hơn 01 năm chăm sóc những con trai, tôi cùng anh em ở trại nuôi hồi hộp đưa những lồng trai thí nghiệm lên bờ để tiểu phẫu lấy ngọc. Kết quả quá mỹ mãn, viên ngọc được bao phủ những lớp xà cừ mới, làm nổi lên những hoa văn chìm bên trong một cách tự nhiên tuyệt đẹp”, nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn xúc động nhớ lại những giây phút đầu tiên của thành công.
Với thành quả ấy, anh Tuấn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế độc quyền sở hữu trong vòng 20 năm, góp phần làm nên thương hiệu mà truyền thông lúc ấy đặt cho anh là “Vua ngọc trai Việt”.
Từ thành công của nghề nuôi trai lấy ngọc, anh Tuấn trả hết nợ bạn bè và mỗi năm thu về lợi nhuận hàng tỷ đồng. Có tiền trong tay, anh trả ơn quê hương thứ hai của mình bằng quỹ học bổng mang tên nữ Anh hùng Võ Thị Sáu, để giúp các em nhỏ ở biển đảo có điều kiện học hành, phát triển tương lai. Còn ở quê nhà Sóc Trăng, những chuyến về làm từ thiện, anh đều không quên tìm những mảnh đời cơ nhỡ đưa ra trại nuôi trai làm việc hoặc đào tạo nghề tại xưởng chế tác ngọc với thu nhập ổn định.
Tổng diện tích các trại nuôi mà Công ty Ngọc trai Hoàng Gia của anh đang sở hữu lên đến gần 200ha mặt biển, trở thành công ty nuôi trai lấy ngọc lớn nhất Việt Nam.
Với những thành quả đã đạt được cùng tâm huyết và lòng yêu nghề, tin rằng anh Hồ Thanh Tuấn sẽ tiếp tục phát triển nghệ thuật khắc hoa văn trên ngọc trai lên một tầm cao hơn nữa, để góp phần đưa văn hóa Việt Nam tới gần hơn với bạn bè quốc tế qua những viên ngọc trai tuyệt đẹp này.
Lan Anh (T.H)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt