Nghệ nhân có đôi bàn tay vàng trong nghề khảm tam khí
(THPL) - Qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Ngọc Trọng, những tác phẩm chạm tam khí cầu kỳ, tinh xảo, thấm đẫm văn hóa Việt được tạo nên đã và đang góp phần tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam ra khắp thế giới.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Nghệ nhân làng đúc đồng Tống Xá "thổi hồn" cho mỗi bức tượng
» Người nghệ nhân “gọi” mùa Xuân về với bản làng Viên Nam
“Đệ nhất khảm tam khí” Hà thành
Trong căn nhà nhỏ số 51B, ngõ Tiến Bộ (phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội), chúng tôi không khó để nghe thấy tiếng búa của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng. Trà ngon, lại được nói chuyện với một người nghệ nhân hiếu khách, trong một không gian văn hóa Việt, càng khiến câu chuyện của chúng tôi trở nên thú vị và tinh tế.
Theo lẽ thường, khi đã về nghỉ hưu thì đây là quãng thời gian để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhưng với nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng đó là lúc ông có nhiều thời gian để sáng tạo ra những tác phẩm mà ông ấp ủ bấy lâu. Là một trong bốn nghệ nhân phục dựng lại nghề khảm tam khí cùng đôi bàn tay vàng nên ông được giới trong nghề chọn mặt gửi vàng gọi với cái tên “Đệ nhất khảm tam khí Thăng Long”.
Nói về khảm tam khí chắc hẳn nhiều người vẫn còn xa lạ, khó hiểu nghĩa của từ. Theo nghệ nhân này cắt nghĩa: “Tam nghĩa là ba thứ kim loại: vàng, bạc và đồng được phối hợp nghệ thuật cùng sự tỉ mỉ, công phu theo quy trình vẽ mẫu trên sản phẩm đồng đúc, đục sâu các mẫu đó, tiếp theo là ghép vàng, bạc, kim loại quý khác vào mẫu. Khảm tam khí đòi hỏi người thợ phải thật tài hoa, bàn tay cần nện búa cho chắc, rồi đem mài, giũa, đánh bóng cho lên màu sao cho sản phẩm thật sinh động, có chiều sâu về đường nét, mảng khối để trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện”.
Xưa kia, chỉ có bậc vua chúa và quan lại, những gia đình có gia thế mới có thể sở hữu những món đồ tam khí. Đó là những chiếc lư hương, đỉnh trầm, chân đèn, cây nến, đôi hạc, câu đối, tranh... bằng đồng khảm vàng, bạc.
Nghệ nhân chia sẻ: “Tôi vốn sinh ra và lớn lên trong dòng họ Nguyễn Ngọc ở làng gò đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - ngôi làng có nghề truyền thống hàng nghìn năm tuổi. Xưa kia, Đại Bái là ngôi làng độc quyền về đồ khảm tam khí, làm ra những sản phẩm phục vụ cho cung đình triều Nguyễn”.
Nhờ có nền tảng nghề vững vàng, năm 12 tuổi nghệ nhân cùng con cháu của dòng họ Nguyễn Ngọc đều chọn ra kinh thành “rồng bay” để sinh cơ lập nghiệp, phát huy nghề truyền thống của dòng họ tại mảnh đất nghìn năm văn hiến.
“Những năm 1950, ở Hà Nội khi ấy hội tụ đủ các phường nghề truyền thống trong đó có nghề gò đồng, nghề khảm ghép tam khí, chạm bạc được tập trung ở phố Hàng Đồng. Đây cũng là thời kỳ hưng thịnh của nghề chạm bạc vì sự ưa chuộng của nhiều gia đình trung lưu với thói quen sử dụng đồ bằng bạc, từ đó nghề truyền thống của làng Đại Bái cũng được phát triển tại Thủ đô từ đây”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng nhớ lại.
Cậu bé Trọng ngày nào được trao cây búa, chiếc đục và những dụng cụ làm nghề ngày ấy đã không quản khó khăn đi làm nghề cho các cửa tiệm vàng bạc có danh tiếng của Hà Nội. Năm 1965, ông chuyển sang làm tại nhà hàng mẫu nghệ thuật Tổng công ty thủ công mỹ nghệ Bộ Ngoại thương. Năm 1972, ông được giao nhiệm vụ giám đốc phân xưởng Xí nghiệp sản xuất chạm bạc mỹ nghệ. Với năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, ông được đề bạt đảm nhận các chức vụ: Phó Giám đốc kỹ thuật Xí nghiệp đầu mối Hà Nội (năm 1978); Phó Giám đốc Công ty Mỹ nghệ Hà Nội (1981).
Thổi “hồn” cho bức vẽ
Các sản phẩm khảm tam khí của ông luôn được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng bởi những đường nét chạm trổ tỉ mỉ, nét gò trau chuốt tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhất; chúng luôn có mặt ở các kỳ triển lãm ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam cùng các nước như: Mỹ, Italy, Pháp, Úc, Lào, Thái Lan....
Nếu là sản phẩm đúc đồng thì chỉ cần gò đồng thông thường, sau khi được đúc, gò, sẽ qua khâu hoàn thiện, đánh bóng, làm màu là có thể sử dụng. Nhưng với đồ khảm tam khí, sau khi hoàn thành những công đoạn ấy, một công đoạn mới được bắt đầu, những đồ đồng đó chỉ là nền cho bức họa tuyệt sắc.
Theo nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng, để làm ra những tác phẩm tam khí đạt đến trình độ tinh xảo, người nghệ nhân không chỉ có đôi bàn tay tài hoa mà còn nghiền ngẫm thậm chí nhập cả tâm hồn cảm xúc của mình vào từng nhát búa, nét chạm có như vậy thì sự hết mình mới dẫn dắt người thợ sáng tạo nên những tác phẩm để đời.
Mỗi tác phẩm không chỉ là công sức, tinh tuý của người nghệ nhân với đôi bàn tay tài hoa mà còn là tinh hoa bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Đó có thể là bức tranh phong cảnh tiêu biểu của đất nước, con người Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Khuê Văn Các, thiếu nữ Hà Nội mặc áo dài, lễ hội cổ truyền của các vùng miền... chạm, khảm trên đĩa bạc, đĩa đồng, đường kính 30 – 45 cm. Hoặc là mặt trống đồng giả cổ, có khi lại là bộ đồ pha cà phê với ấm, tách bằng đồng tinh xảo, là bộ đũa bằng vàng, quạt đồng… tất cả sản phẩm làm hoàn toàn thủ công
Cũng chính vì lẽ đó mà mỗi khi lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi công tác nước ngoài hoặc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, phái đoàn quốc tế, thì Bộ Ngoại giao thường hay đặt ông làm những sản phẩm lưu niệm, quà tặng.
Trong những tác phẩm để đời của mình, ông luôn nhớ đến tác phẩm “Thư gửi mai sau” được hoàn thành vào năm 2010 nhân dịp lễ kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tác phẩm khắc hình Khuê Văn Các và rồng chầu thời Lý, bên trong có 1000 chữ với nội dung tự hào 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo dục con cháu nối tiếp truyền thống xây dựng Thủ đô ngày càng phồn vinh và đang được lưu giữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia và sẽ được mở ra 100 năm sau tức là vào năm 2110.
Tác phẩm khắc hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đang huấn thị cán bộ và tác phẩm thể hiện nội dung thực hiện Di chúc của Người là sau ngày giải phóng đất nước sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn được đặt tại ọc viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016.
Giờ đây, ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nghệ nhân chỉ có thể làm những sản phẩm đặt trước chứ không sản xuất số lượng lớn, có khi muốn có sản phẩm phải đợi cả năm mới đến lượt. Tuy nhiên, trong tâm của nghệ nhân vẫn luôn khắc ghi: “Từng sản phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của tôi. Dù là phong cảnh nào, bức hoạ nơi đâu, văn hoá dân tộc thời nào thì cũng gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, thẩm mỹ đối với xã hội và con người”.
Lấy từ trong tủ một bức tranh được ông hoàn thành vào năm 1968 với tên gọi “Bảo vệ bầu trời xã hội chủ nghĩa miền Bắc năm 1968”. Đặc biệt ở chỗ, bức tranh được hoàn thiện bằng vỏ của thân máy bay Mỹ và kết hợp của đồng đỏ, đồng đen và đồng vàng.
Nghệ nhân bộc bạch: “Những năm tháng chiến tranh đã cướp đi sự yên bình vốn có của làng quê Bắc Bộ nên trong tâm trí của tôi luôn nhớ về cái làn sương mờ ảo của buổi sáng sớm có một làng quê từ từ hiện ra sau làn sương mỏng, những mái nhà màu ngói đỏ xen lẫn dưới những vườn cây xanh. Xa xa là bóng dáng của các chị các mẹ những người phụ nữ tần tảo cày cấy dưới cánh đồng mênh mông. Thấp thoáng trên cái nền màu xanh thiên nhiên hài hòa đó điểm thỉnh thoảng xuất hiện từng đàn chim bay lượn trên bầu trời hoà bình nhìn đẹp vô cùng…”.
Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Ngọc Trọng đã vinh dự nhận được hàng chục huy chương, bằng khen của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế trao tặng. Ông được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì năm 1986, được thành phố Hà Nội phong tặng Danh hiệu Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2014; Danh hiệu Bàn tay vàng ở nhiều cuộc thi chế tác sản phẩm; Nghệ nhân Nhân dân năm 2016. Tài giỏi như vậy, nhưng ông khiêm tốn tâm sự rằng chính Tổ nghề làng Đại Bái quê hương ông đã cho ông tất cả, vinh quang ông đạt được hôm nay thuộc về lớp người đi trước.
Hơn 7 thập kỷ làm nghề, trình độ chạm khảm tam khí của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng luôn được khách hàng trong, ngoài nước ưa chuộng bởi vẻ đẹp thuần nhã, sang trọng, với những đường chạm trổ trau chuốt, nét gò điêu luyện tinh xảo. Mỗi tác phẩm không chỉ thể hiện tài nghệ của nghệ nhân mà còn lắng đọng tinh hoa bản sắc văn hóa Việt trong đó. Chính vì thế sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng thường được làm quà tặng các chính khách, nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách quốc tế. Nhiều gia đình Việt Nam cũng chọn những vật phẩm đồ thờ nạm các kim loại quý cũng tìm đến ông.
Huyền Phúc (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024