Người nghệ nhân “gọi” mùa Xuân về với bản làng Viên Nam
(THPL) - Từ giữa núi rừng Viên Nam, tiếng chiêng của Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn được cất lên như gọi mùa xuân về, khi “hồn” chiêng được tấu lên cũng là lúc người Mường hào hứng nhảy múa, lắc lư theo điệu chiêng rồi ngân nga hát vang những lời ca cổ.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Hội nghị BCH Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ II (2019-2024) thống nhất nhiều nội dung quan trọng
» Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn - “báu vật sống” của người Cao Lan ở bản Mãn Hóa
Cách Hà Nội 40km, chúng tôi tìm về thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nói là thôn nhưng lại là một bản làng yên bình của người Mường được dãy núi Viên Nam ôm trọn vào lòng.
Tiếng chiêng Mường của Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Bích Thìn thật khác lạ, nó không mãnh liệt hào hùng như những hàng Đam San nơi đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ mà toát lên vẻ đằm thắm, thướt tha của người con gái xứ Mường đất Thủ đô:
“Tiếng cồng bản Mường, âm vang rừng núi
Mãi còn đây nền văn hoá quê mình
Tiếng cồng bản Mường, trao nhau lời thương
Ta tìm nhau trong đêm hội cồng chiêng
Hội đông mắt cũng no nhìn bạn ơi
Lại xem cô gái quê mình đánh chiêng
Lưng xanh váy lĩnh áo choàng
Trái đào dây bạc vòng trằm roong reng
Roong reng là roong reng”.
Góp lửa níu “hồn” chiêng xứ Mường
Với dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt mộc mạc in hằn sự vất vả của núi rừng, hiếm ai biết nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn là người duy nhất ngày ngày góp lửa để níu “hồn” cồng chiêng Mường, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Hà Nội.
“Trước khi bắt tay vào việc truyền dạy và bảo tồn, thật khó để tìm thấy một người Mường biết đánh cồng chiêng. Cũng bởi lẽ từ lúc hợp nhất từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về với Hà Nội, nhiều bà con dân tộc Mường ở các xã: Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) đã bị quên đi cách đánh cồng chiêng”, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn xúc động nói.
Theo nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn, cồng chiêng chính là một loại nhạc khí dân tộc, chúng được coi như bảo vật, là biểu tượng văn hóa của người Mường. Không những vậy, cồng chiêng còn góp một phần nhỏ bé vào sự đa dạng nền văn hóa đa sắc tộc Việt Nam.
Bảo vật sống này tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống, gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Do đó, dù là già hay trẻ, dù là trai hay gái, hễ là người Mường thì đều coi cồng chiêng là vật thiêng liêng của mình, họ lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nốt thăng, nốt trầm của tiếng cồng chiêng cũng giống như cuộc đời của người nghệ nhân đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, bà kể: “Tiếng cồng chiêng như ngấm vào máu của tôi, càng gắn bó tôi lại càng say mê với tiếng nhạc của dân tộc mình. Ngày còn bé, nhà nghèo nên khi lên 8 tuổi, tôi đã phải đi làm thuê kiếm sống. Cả làng Đồng Dâu khi ấy chỉ có duy nhất một gia đình giàu có sở hữu dàn chiêng cổ. Để được nhìn thấy dàn chiêng quý, được nghe tiếng chiêng vang lên mỗi ngày, tôi xin vào nhà ấy trông trẻ rồi từng nốt nhạc cứ thế thấm vào tâm hồn tôi từ lúc nào không hay”.
Cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng lớn lên, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn quyết tâm đi tìm cái chữ, mở rộng cánh cửa tương lai. Năm 1974, bà trúng tuyển lớp đạo diễn sân khấu - là khóa sinh viên đầu tiên của Trường Lý luận nghiệp vụ trực thuộc Bộ Văn hóa (tiền thân của Trường Đại học Văn hóa ngày nay).
Sau khi ra trường, bà đã trải qua nhiều môi trường công tác, từ Sở Văn hóa tỉnh Hà Sơn Bình, Phòng văn hóa huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), sau đó tham gia Ban Văn hoá xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất.
Để tiếng chiêng trường tồn cùng năm tháng
Trong quan niệm văn hoá dân gian - tín ngưỡng của người Mường - tiếng chiêng cũng chính là tiếng của lòng người. Vào các dịp Tết, lễ hội, lễ đi săn, lễ mừng nhà mới, lễ xuống đồng, tiệc hỷ… không thể thiếu tiếng chiêng trầm bổng, ngân nga suốt cuộc vui.
Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn cho hay: “Cồng chiêng của Người Mường ở Thạch Thất đầy đủ bao gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng đủ đầy ấm lo trong năm. 12 chiếc chiêng lại giữ một vai trò khác nhau trong bộ âm: bùng, bính, boong và đòi hỏi mỗi người khi chơi phải ăn khớp một cách nhuần nhuyễn. Yêu cầu người chơi phải biết kỹ thuật, lúc gõ phải gõ chính giữa, cầm dùi phải thả lỏng tay, đưa tay nhẹ nhàng nhưng không phải là múa chiêng, nếu không âm thanh sẽ không vang”.
Nhằm phát huy giá trị của cồng chiêng, năm 2009, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn đã được chọn để truyền dạy nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng ngay sau khi UBND huyện Thạch Thất đã đầu tư sáu bộ cồng chiêng cho ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân.
Dẫu đã có nhạc cụ, có con người, nhưng cồng chiêng vẫn chẳng thể khởi sắc, nó vẫn chỉ là một nốt… trầm. Người nghệ nhân già lại tụ họp một số nghệ nhân, chị em trong xã bàn cách làm sao để nhiều người biết đến cồng chiêng hơn nữa.
Với sự chung tay của tất cả mọi người, tháng 10/2014, Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng và hát dân ca xã Tiến Xuân chính thức ra mắt trong niềm vui của người dân toàn xã và một số xã bạn. Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn được đề bạt làm chủ nhiệm. CLB chia làm ba đội ở ba thôn Miễu 1-2, thôn Cố Ðụng 1-2, thôn Ðồng Dâu.
Năm 2015, ngay khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cùng phần thưởng 10 triệu đồng, Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn đã bỏ thêm tiền để mua 1 bộ chiêng về phục vụ cho việc truyền dạy cho người dân.
“Điều tôi mong ước lớn nhất chính là dốc hết vốn liếng cồng chiêng để truyền lại cho các thế hệ sau, để khỏi tiếc xót khi vốn văn hoá dân gian ngày càng rơi rụng. Tôi chẳng mong điều gì cao sang, chỉ mong rằng Nhà nước cũng như Thành phố Hà Nội có thêm thật nhiều chính sách khuyến khích lớp trẻ giữ gìn nghệ thuật truyền thống. Hỗ trợ việc dạy và thực hành di sản để có thể tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di sản cồng chiêng của người Mường nói riêng và các di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội nói chung”, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân, xã Tiến Xuân là một trong 3 địa phương tập trung đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống của huyện Thạch Thất. Nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mường như: Ném còn, hát ca hát ví và đặc biệt là cồng chiêng vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Một trong những người có công gìn giữ loại hình nghệ thuật này suốt hàng chục năm qua phải kể tới là Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn. Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát ví cổ. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện.
Khi trời đất hoà quyện vào với đại ngàn, tiếng chiêng vang lên giữa núi rừng Viên Nam lộng gió, trong mùa lúa mới của khắp bản làng người Mường đất Thủ đô. Nếu có dịp, bạn nên một lần về với miền đất cồng chiêng của nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn để nghe và cảm nhận…
Minh Hải (Bài, ảnh)
Tin khác
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024