Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn - “báu vật sống” của người Cao Lan ở bản Mãn Hóa
(THPL) - Già Dừn nói - dân làng nghe, già Dừn hô - dân bản hưởng ứng, già Dừn làm - dân làng tin tưởng và làm theo; đó là những gì mà đồng bào Cao Lan ở bản Mãn Hoá ca ngợi về Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Nữ nghệ nhân một đời “say” với hoa lụa
» Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: “Phù thủy sơn mài” với những sản phẩm độc bản
Bảo tồn “hồn cốt” của người Cao Lan
Men theo những đoạn đường cua khúc khuỷu, hiểm trở từ trung tâm thị trấn Sơn Dương, chúng tôi háo hức tìm về nhà Nghệ nhân Nhân dân (NNND) Sầm Văn Dừn, sinh năm 1946. Ông được ví như “báu vật sống giữa đại ngàn” của bản Mãn Hoá (xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). “Cây cao bóng cả” ấy đang ngày ngày miệt mài nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc nhằm đưa tinh hoa văn hóa dân tộc Cao Lan vào đời sống xã hội, nhất là trong việc bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của người Cao Lan.
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống về bản sắc văn hóa, lớn lên trong cái nôi của di sản dân tộc, có cha là cụ Sầm Văn nên ngay từ khi 10 tuổi, NNND Sầm Dừn đã thấm nhuần tư tưởng đạo đức, giáo lý tinh thông từ các sách cổ và thuộc lòng các bài cúng, bài hát dân ca của người Cao Lan. Nhận thức được Sình ca là trí tuệ, là tài sản vô giá của dân tộc mình nên ông đã dành nhiều thời gian và công sức để sưu tầm, lưu giữ, ghi lại các câu hát Sình ca vào sách để truyền lại cho đời sau. Học hát Sình ca còn là một hình thức để dạy và học chữ viết - ngôn ngữ Cao Lan.
“Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi dân tộc, tộc người. Mất tiếng mẹ đẻ cũng tương tự với nguy cơ mất đi hồn cốt, bản sắc văn hóa của dân tộc đó”, Nghệ nhân Nhân dân Sầm Văn Dừn khẳng định.
Theo NNND Sầm Văn Dừn, ngôn ngữ còn chứa đựng nhiều trầm tích về văn hóa và cả lịch sử của một tộc người. Hiện nay, ngôn ngữ được coi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đối với việc xác định thành phần dân tộc (bên cạnh các tiêu chí khác như ý thức tự giác tộc người hay các đặc trưng văn hóa).
Nét mực vừa rời khỏi trang giấy, NNND Sầm Văn Dừn tâm sự: “Muốn hiểu rõ được những đặc sắc về văn hóa, tín ngưỡng, tập quán, lịch sử của người Cao Lan thì phải hiểu được chữ viết trong cuốn sách cổ được cha ông truyền lại. Chữ của người Cao Lan thuộc hệ chữ Hán - Nôm nên rất khó học và viết. Những trang sách của người Cao Lan hàm chứa một lượng lớn tri thức của dân tộc Cao Lan như phong tục, tín ngưỡng, cách trồng trọt, chăn nuôi, phương châm sống. Hiện nay, ở bản Mãn Hóa chỉ có mình tôi là còn bảo lưu được chữ cổ này”.
Để đọc thông, viết thạo tiếng Cao Lan, học trò phải học liên tục từ 3 - 5 năm hoặc có thể là lâu hơn nữa. Trong năm đầu và năm thứ hai, ông chỉ dạy chữ và cách đọc, viết và học thuộc lòng. Đến năm thứ 3, các trò được học các bài cúng, bài hát dân tộc và cách thức tổ chức các nghi lễ dân tộc như lễ cấp sắc, lễ cúng ngày Tết, ngày rằm... Phương pháp trực quan, phương pháp giảng giải và phương pháp đàm thoại... được ông Dừn sử dụng để hướng dẫn cho học trò dễ hiểu, dễ học.
Suốt 67 năm qua, NNND Sầm Văn Dừn đã sưu tầm và lưu giữ hơn 200 đầu sách cổ và 8 tập sách hát Sình ca của dân tộc Cao Lan. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn miệt mài nghiên cứu, chắt lọc những gì tinh túy nhất của văn hóa dân tộc mình qua từng trang sách, từng lời ca cổ để truyền dạy cho lớp trẻ trong thôn.
Vang mãi di sản phi vật thể quốc gia
Tại Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận hát Sình ca của người Cao Lan (Tuyên Quang) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận những tâm huyết và tài năng của rất nhiều nghệ sĩ dân gian Cao Lan trong sáng tạo, trau chuốt tiếng mẹ đẻ, gìn giữ nét đặc sắc, độc đáo làm nên văn hóa truyền thống Cao Lan. Ngôn từ trong Sình ca không chỉ là hình thức, là chất liệu nghệ thuật, mà còn bảo tồn hồn cốt Cao Lan trường tồn mãi với thời gian.
Nhà văn, nhà thơ Lâm Quý - là một người con của đồng bào Cao Lan cũng như nhà nghiên cứu sâu sắc văn hoá dân tộc mình đã nhận định Sình ca có hai loại là ca bậc và ca ý; tương ứng với mỗi loại thì ngôn ngữ cũng có đặc điểm riêng trong tác phẩm Văn hóa Cao Lan: “Ca ý - nghĩa là “lời hát nhỏ”, lời hát tâm tình của đôi người yêu thương nhau, được sáng tạo một các bất chợt" nên lời ca có vần có điệu, dễ nhớ, người hát có thể ứng đối ở nhiều tình huống khác nhau, có thể thay đổi giọng, lời ca cho phù hợp. “Ca bậc - nghĩa là “hát lớn”, “hát cho cả dân bản cùng nghe, nhạc thế lời ta được ghi chép vào sách thành chương, mục có tính chất quy định bắt buộc”.
Am hiểu và nghiên cứu sâu sắc về ngôn ngữ và loại hình hát Sình ca, NNND Sầm Văn Dừn cho biết: “Triết lý trong Sình ca vô cùng sâu sắc, câu hát có thể ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, hát về con người, về Đảng, về Bác Hồ…”.
77 năm tuổi đời, 33 năm tuổi Đảng, đã đi gần hết cuộc đời nếm trải đủ ý nghĩa nhân sinh. Là một người con dân tộc thiểu số Cao Lan gắn bó với quê hương cách mạng mới có được một Sầm Văn Dừn của ngày hôm nay.
“Dù có những lúc tôi đã tưởng mình thất bại, nhưng với đam mê cháy bỏng nên tôi cố gắng hết khả năng để lưu truyền ngôn ngữ Cao Lan, giữ gìn điệu Sình ca được vang mãi đến muôn đời sau”, Nghệ nhân Nhân dân Sầm Dừn bộc bạch.
Ông chia sẻ thêm: “Người dân tộc Cao Lan chúng tôi lớn lên trong tiếng hát ru của mẹ, lời thầm thì của bà, trai gái tỏ tình bằng những câu hát Sình ca giao duyên…
Ru con con ngủ cho say
Con ngủ đợi mẹ, trưa nay mẹ về
Chị đợi ở nhà trông em
Bố đi ra đồng bắt cá, bắt tôm
Mẹ đi lên rẫy, lên nương
Hái quả từ lúc còn xanh
Đem vào cum lúa cho nhanh chín hồng
Ru con, con ngủ cho say
Mai sau con lớn thành người tài ba…”.
Khi đứng trước vòng xoay của cơ chế thị trường, “báu vật” của dân tộc Cao Lan không nằm ngoài sự mai một. Lo lắng cho “số phận” của những “báu vật” ấy mà NNND Sầm Văn Dừn đã đi đến từng nhà, vận động mọi người cho con em tham gia Câu lạc bộ (CLB) Gia đình văn hóa thôn Mãn Hóa. Hiện CLB do ông làm thầy giáo có đến hơn 120 thành viên, thường xuyên duy trì sinh hoạt suốt hơn 30 năm qua. Đây cũng là niềm tự hào của đồng bào Cao Lan ở Tuyên Quang khi liên tục giành được những giải thưởng lớn tại các hội thi, hội diễn trong toàn quốc, vinh dự được phục vụ nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước.
Các giải thưởng Câu lạc bộ Gia đình văn hóa thôn Mãn Hóa có thể kể đến như: 2 Huy chương Vàng với tác phẩm “Khai Đèn’’, “Tam thanh cầu lành” tại Liên hoan văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc tại tỉnh Cao Bằng năm 2002; Huy chương Bạc Gia tiết mục "Múa hội cờ xuân" tại Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc ở Lạng Sơn; 1 giải A toàn quốc tác phẩm “Hát mừng cơm mới”, 1 kỷ niệm chương của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, 4 Bằng khen của tỉnh Tuyên Quang, 8 Giấy khen và 12 giấy chứng nhận các tiết mục đạt giải xuất sắc... Tất cả như đang tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để các thế hệ người dân Cao lan tiếp tục nối bước ông Dừn truyền dạy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Cao Lan cho các thế hệ mai sau.
“Phần thưởng quý giá nhất đối với chúng tôi đó là ngày ngày được nghe thấy tiếng Sình ca vang vọng cháy bỏng trong mỗi người con Cao Lan. Bản làng vẫn rộn ràng những lời hát và âm thanh da diết của Sình ca để xua đi cái nghèo, xua đi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội cũng theo đó giảm dần. Nhờ có Đảng chỉ lối, nhờ tấm gương của Bác soi đường, tôi sẽ vẫn vững tâm, kiên định với lý tưởng của mình”, Nghệ nhân Nhân Dân Sầm Văn Dừn bày tỏ.
Với những nỗ lực, cống hiến của mình, ông Nhà nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú năm 2015 và Nghệ nhân Nhân dân năm 2019. Đặc biệt, ông 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có công giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào các năm 2010 và năm 2017. Năm 2017, ông vinh dự về Thủ đô nhận Bằng khen của Thủ tướng vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2022, ông được UBND tỉnh Tuyên Quang bình chọn là 1 trong 10 công dân tiêu biểu của tỉnh.
Dưới nếp nhà đơn sơ này, bên bếp lửa ấm và tình người nồng hậu, bằng câu hát Sình ca vẫn ngân nga, vang vọng khắp bản làng. NNND Sầm Văn Dừn tặng chúng tôi những lời Sình ca trầm ấm khiến chúng tôi xao xuyến suốt cả chặng đường về với Thủ đô:
“Người Cao Lan chúng tôi theo con đường của Bác
Tình thương của Bác dành cho nước cho dân
Người Cao Lan rất biết ơn Đảng và Bác Hồ
Đã cho nước nhà độc lập, tự do”.
Ông Hoàng Đại Phong, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Sơn Dương cho biết: “Trong những năm qua, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện Sơn Dương luôn chú trọng phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian. Toàn huyện có 4 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và có hát Sình ca của dân tộc Cao Lan”.
Minh Anh
Tin khác
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024