Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: “Phù thủy sơn mài” với những sản phẩm độc bản
(THPL) - Về thăm làng cổ Đường Lâm, nhắc tới nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát ai nấy đều biết rất rõ và tỏ ra vô cùng thích thú. Anh là một trong số ít nghệ nhân luôn đồng hành với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Cứ trước dịp năm mới, anh bắt tay vào chế tạo những sản phẩm điêu khắc thủ công, mang hình dáng loài vật trong số 12 con giáp. Nếu như năm 2022, tác phẩm của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát mang hình tượng chú Hổ, thì năm nay tác phẩm tượng trưng cho năm 2023 là những chú Mèo độc bản đa dạng về thể loại và màu sắc.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Tiếp nối sự thành công từ 2022 chú Hổ
Hình tượng chú mèo trong ca dao, câu chuyện dân gian Đám cưới chuột, Cậu bé ôm mèo… hay hình tượng con mèo gắn liền với tuổi thơ của người Việt đã và đang được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, TX. Sơn Tây, Hà Nội) chế tác tinh tế, thổi hồn vào 2023 bức tượng mèo, mang những kiểu dáng khác nhau, gần gũi, cách điệu và giàu giá trị sử dụng.
“Con số 2023 tương đương với số lượng những con mèo được chế tác, là cách giúp người dân, du khách trong nước và quốc tế lưu giữ, nhớ đến bộ sưu tập mèo độc bản của tôi", nghệ nhân Tấn Phát nói.
Để có thể tạo ra những bức tượng mèo mà không con nào giống con nào, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tỉ mỉ làm từng con một. Các bức tượng được làm thủ công từ gỗ và sau đó được phủ sơn mài. Tuy nhiên, để cho ra một tác phẩm mèo độc bản thì phải mất khoảng 30 đến 40 ngày.
Đầu tiên là khâu lên ý tưởng, rồi đục tượng bằng gỗ từ khúc gỗ nguyên khối. Sẽ phải chờ khoảng 1 tuần gỗ mới đảm bảo độ khô, sau đó mới mang đi làm sơn mài. Hơn nữa, sơn mài được làm theo lối truyền thống có khảm chất liệu và sơn nhiều lớp khác nhau.
“Bắt đầu quá trình làm sơn là khảm chất liệu, khảm vỏ trứng, khảm vỏ trai hay lá đồng, đá rồi sau đó thực hiện quét từ 7 - 10 lớp mầu rồi đến công đoạn mài ra. Và sau khi mài sẽ được dán bạc lá, vàng lá. Bước tiếp theo là phủ phẩm, phủ sơn rồi thực hiện mài nhẵn và đánh bóng thì mới hoàn thiện công đoạn làm một sản phẩm sơn mài truyền thống", anh Phát chia sẻ.
Những sản phẩm mèo độc bản do chính đôi bàn tay của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chế tạo đều gây ấn tượng lớn tới du khách trong nước và quốc tế. Trong bộ sưu tập lần này, anh tâm tâm đắc nhất bộ bàn ghế mang tên "Bữa tiệc ngày xuân" gồm 7 chiếc, khắc họa 7 con mèo khác nhau, kèm theo đó là một chiếc bàn có hình tượng con cá. Đặc biệt, trên mỗi chiếc ghế, nghệ nhân đã sử dụng đôi bàn tay tài hoa của mình lồng ghép hình ảnh con mèo trong tranh Đông Hồ, thể hiện nét đẹp trong văn hóa dân gian của người Việt.
Bên cạnh đó, hình tượng con mèo trong dân gian đã đem đến rất nhiều cảm hứng cho nghệ nhân trẻ sinh năm 1983 này. Bởi, mèo là một loài vật gắn liền với đời sống của người Việt. "Hình tượng con mèo con đang vui đùa trong nắng là hình ảnh làm tôi ấn tượng, giúp tôi có thể tạo ra nhiều tác phẩm mèo với kích thước nhỏ đang vui đùa, mang tính chất trang trí và có thể trưng bày trong không gian nhà của từng gia đình Việt", nghệ nhân tâm sự.
Vì vậy, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát mong muốn, qua những tác phẩm điêu khắc mèo độc bản, có thể giúp anh lan tỏa sản phẩm điêu khắc đến gần hơn với mọi người; đồng thời quảng bá rộng rãi nghề sơn mài và nghệ thuật thủ công tới công chúng.
"Những sản phẩm của tôi đều mang hơi hướng thị hiếu tìm kiếm của khách hàng. Với nhu cầu của người tiêu dùng năm nay, tôi đã sáng tạo những hình tượng có thể đưa vào nội thất trong gia đình, kèm theo công năng như: Hộp đựng, khay, lọ và đặc biệt là những chiếc ghế… ", nghệ nhân Tấn Phát nói.
Được biết, bộ sưu tập của anh cũng từng được ra mắt trước công chúng trong triển lãm "Meo" ở số 83 phố Đặng Tất (TP. HCM). Tại cuộc triển lãm này, anh đã mang vào hơn 50 tác phẩm tranh, tượng... Chất liệu đều là gỗ mít và đá ong. Đây đều là những chất liệu bản địa tại miền trung du Sơn Tây, kết hợp với nghệ thuật sơn mài thuần Việt. Từ đó, nghệ nhân Tấn Phát mong muốn mang lại món ăn tinh thần cho người thưởng lãm.
Xuất phát từ niềm đam mê nghề thủ công
Vốn nổi tiếng với nghề điêu khắc gỗ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát còn tạo ra hàng ngàn tác phẩm ấn tượng, đạt chất lượng cao.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tấn Phát đã đam mê mỹ thuật. Đồ chơi của anh hằng ngày là những chiếc bút chì, cành củi khô cho tới mảnh ngói vỡ… nghĩa là, mọi thứ có thể dùng làm dụng cụ để vẽ. Vẽ trên bức tường, vẽ trên bãi đất trống hay một tờ giấy vụn bỏ đi… để thỏa niềm yêu thích hội họa tuổi ấu thơ.
Anh cho biết: Duyên đến với nghề của anh cũng tình cờ, ông nội hay đi vẽ ở đền chùa, bố anh khéo tay nhưng theo nghề sắt xây dựng, còn bản thân theo học sơn mài ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Cuối năm thứ nhất, anh đã đi làm thêm về mô hình sa bàn kiến trúc. Vài năm sau, quen biết một số cửa hàng trang sức trên phố cổ, rồi học được chút nghề thủ công và cũng hiểu về thị hiếu khách nước ngoài.
Bởi vậy, nhờ khả năng điêu khắc tinh tế qua nhiều năm mà nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã có riêng cho mình một xưởng điêu khắc các sản phẩm gỗ thủ công. Xưởng điêu khắc gỗ thủ công này thu hút số đông du khách trong hành trình khám phá các sản phẩm nổi tiếng của Xứ Đoài.
Nhờ có tay nghề cao, kỹ thuật điêu khắc thủ công điêu luyện đã giúp nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tạo ra hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm độc đáo, được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao, nhận nhiều danh hiệu cao quý. Tuy nhiên, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát vẫn luôn mong muốn những sản phẩm điêu khắc của mình có thể lan tỏa nhiều hơn tới cộng đồng và gần gũi hơn với người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Các bộ sưu tập trâu, hổ, mèo độc bản của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát được anh mang đi triển lãm ở rất nhiều nơi, hiện cũng được trưng bày tại chính tư gia ở làng cổ Đường Lâm. Qua đó tạo điều kiện cho người dân có cơ hội chiêm ngưỡng và được xem trực tiếp nghệ nhân điêu khắc gỗ thủ công tinh tế.
Đặc biệt, các sản phẩm đồ lưu niệm của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ có mặt tại các đại lý lớn ở những khu du lịch trên cả nước, mà còn được bán trên các trang thương mại điện tử xuyên quốc gia. Đơn hàng đều đặn được xuất sang các thị trường nổi tiếng khó tính như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức…
Huyền Linh
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt