23:01 ngày 01/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nữ nghệ nhân một đời “say” với hoa lụa

09:53 08/04/2023

(THPL) - Chúng tôi có có dịp đến ngôi nhà của Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Mai Hạnh tại địa chỉ số 5 phố Chả Cá (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Ngôi nhà chỉ vỏn vẹn có 10m2 nhưng được bố trí hết sức gọn gàng, đâu đâu cũng là những bông hoa sặc sỡ đua nhau nở bung cánh, đẹp mê hồn khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Cứ mỗi dịp lễ như Tết Nguyên đán, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mùng 8/3... trong căn nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Mai Hạnh lại rộn ràng hơn với tiếng cắt tỉa hoa lụa cho khách hàng.

Vừa thoăn thoắt đôi tay uốn những cánh hoa, nghệ nhân Mai Hạnh lại say sưa kể cho chúng tôi nghe về mối nhân duyên bị “ép” làm hoa lụa, dù đây là nghề “cha truyền con nối”.

Thời điểm những năm 60 của thế kỉ trước, mẹ bà vốn là nghệ nhân Đoàn Thị Thái mở một trường dạy ở Hưng Yên dành cho những nghệ nhân giỏi có tên tuổi về ẩm thực, nghệ thuật hoa lụa và tỉa hoa đu đủ... 

Nghệ nhân Đoàn Thị Thái và Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Mai Hạnh thời trẻ.

Trái ngang thay, ngay khi còn nhỏ nghệ nhân Mai Hạnh lại rất thích học vẽ và mong muốn sau này sẽ làm họa sĩ. Thầy giáo Phạm Viết Song dạy vẽ bà ngày đó đã nói với bà rằng: “Làm họa sĩ thì dễ còn làm nghệ nhân mới khó. Mẹ em là nghệ nhân hoa lụa “có một không hai”, nếu không theo nghề thì biết truyền cho ai?”. 

Cũng từ câu nói của thầy đã thôi thúc tinh thần của bà không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo ra những mẫu hoa mới, để ngày hôm nay bà thành công với hoa lụa – cái nghiệp mà bà đã nguyện gắn bó suốt cuộc đời và được người đời gọi với danh “Nữ hoàng hoa lụa".

“Từ những bông hoa đồng nội dọc đường tôi ngắt về, khi thấy mẹ dạy thì tôi cũng bắt chước cắt tỉa theo và dần dần thạo tay và có thể tự tạo ra những bông hoa lụa đầu tiên”.

Đặc biệt, trong quá trình chia sẻ về nghề, bà Mai Hạnh còn nhấn mạnh cho chúng tôi hiểu thêm: Chẳng riêng người làm hoa, người chơi hoa cũng phải là nghệ sỹ, phải có tâm hồn. Ngày trước khi nguyên liệu làm hoa không sẵn có, nhiều khi bà còn phải làm hoa từ những mớ vải tiết kiệm. 

Thế nhưng, người xưa chơi hoa lại rất sành, chơi lấy tinh hoa chứ không vì số lượng. Vào dịp Tết, chỉ cần một cành đào nhỏ trong nhà, thế nhưng cành đào ấy phải được làm chuẩn đến từng chi tiết. 

60 năm trong nghề, dường như chưa bao giờ nghệ nhân Mai Hạnh làm hoa theo kỹ xảo của một người thợ quen tay, lành nghề.
Nghệ nhân Mai Hạnh luôn khiến bạn bè thế giới phải ngỡ ngàng, nể phục.

“Hoa lụa là giả, hương thơm phủ lên hoa cũng sẽ chóng phai, nhưng nó còn tiềm ẩn có một thứ hương thơm khác mà chơi tinh sẽ thấy. Hoa lụa khi mới mua về, đẹp thì đẹp thật nhưng nhìn vẫn ra đồ giả, nhưng nếu được “ở” với người chơi vài năm, sắc hoa sẽ thấm đượm hồn chủ nhân và bất chợt tỏa hương”. 

60 năm trong nghề, dường như chưa bao giờ nghệ nhân Mai Hạnh làm hoa theo kỹ xảo của một người thợ quen tay, lành nghề. Mỗi bông hoa bà làm ra, đều phải là một sản phẩm độc bản, kể một câu chuyện riêng, mang một tâm hồn riêng. 

Chính bởi tài năng sáng tạo hoa lụa rất độc đáo mà nghệ nhân Mai Hạnh luôn được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch  “chọn mặt gửi vàng” mời đi các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Pháp… để biểu diễn và giảng dạy, giúp đưa hoa lụa Việt tới khắp năm châu - bốn biển. 

Mỗi chuyến đi đến từng quốc gia, nghệ nhân Mai Hạnh khiến bạn bè thế giới phải ngỡ ngàng, nể phục. “Đôi tay lụa” của nghệ nhân còn góp một phần không nhỏ vào việc quảng bá nghề hoa truyền thống của dân tộc đến rất nhiều nước khác nhau.

Mai Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu