09:14 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Ngành gia vị hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025

Thanh Mai (T/h) | 17:22 25/08/2023

(THPL) - Để tiếp tục nâng cao giá trị và vị thế của ngành gia vị và hương liệu, doanh nghiệp Việt cần tiếp tục có nhiều giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng và xây dựng thương hiệu cho ngành hàng gia vị và hương liệu Việt Nam.

Trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, gia vị được xem là một trong những thế mạnh có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường với nhiều loại sản phẩm gia vị khá phong phú và đa dạng. Việt Nam hiện có các loại gia vị như: Quế, hồi, thảo quả, thanh trà, nước mắm, muối, dấm, mẻ, thính gạo...

Để nâng cao giá trị sản phẩm gia vị, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã dựa vào công nghệ để đầu tư, nghiên cứu đổi mới sản phẩm đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới và được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận như: Sản phẩm gia vị nấu phở, gia vị nấu bún bò… Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam còn phát triển thêm những sản phẩm gia vị bằng việc phối trộn kết hợp từ nhiều loại gia vị khác nhau để cho ra những loại gia vị mới với hương vị đặc trưng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng.

Sức hấp dẫn của thị trường gia vị đã thu hút hàng loạt tập đoàn quốc tế vào Việt Nam như: Unilever, (Anh), Ajinomoto (Nhật Bản), Miwon (Đài Loan), Nestlé (Thụy Sĩ)... Thậm chí, các nhà bán lẻ như: Co.opmart, Big C cũng có những dòng sản phẩm riêng. Điều này đang tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia và các sản phẩm ngoại nhập. Chỉ riêng sản phẩm nước mắm đã có sự tham gia của hàng loạt thương hiệu như: Thuận Phát, Nam Ngư, Chinsu, Liên Thành, Hạnh Phúc, 584 Nha Trang, Hồng Hạnh...

Ngành gia vị hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh minh hoạ

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn trên thế giới. Theo đó, Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu; đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và số 1 thế giới về xuất khẩu quế; đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi... Ngoài ra, các mặt hàng gia vị khác cũng chiếm vị trí khá quan trọng như: Ớt, đinh hương, gừng, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu...

Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu của hồ tiêu và gia vị Việt Nam đạt hơn 1,4 tỷ USD; tăng 0,02% so với năm trước. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị. Nền kinh tế đang hồi phục cùng với đó là các ngành chế biến thực phẩm, nhà hàng, khách sạn khôi phục và phát triển trở lại sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 chính là những thay đổi đem lại những tín hiệu tốt cho sản phẩm gia vị của Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Liên quan đến ngành gia vị, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển các sản phẩm gia vị. Năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu của hồ tiêu và gia vị Việt Nam đạt hơn 1,4 tỷ USD. Ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu lên con số 2 tỷ USD vào năm 2025.

Theo số liệu từ Tổng cục Lâm Nghiệp, giá trị xuất khẩu quế - hồi đã liên tục tăng, năm 2020 đạt hơn 245 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD, chiếm hơn 8,3% kim ngạch xuất khẩu rau củ quả. Năm ngoái đã tăng lên 276 triệu USD. Kết quả này, có vai trò quyết định không nhỏ từ việc chuyển các vùng nguyên liệu sang hữu cơ hoặc hướng hữu cơ. 

Xuất khẩu gia vị không chỉ mang lại thu nhập cho các doanh nghiệp và người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Việt Nam trên thế giới. Các sản phẩm gia vị của Việt Nam đã được công nhận về chất lượng và an toàn thực phẩm bởi nhiều thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… Ngoài ra các sản phẩm gia vị của Việt Nam cũng đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một thành tựu đáng tự hào của ngành gia vị Việt Nam.

Thanh Mai (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu