Bức tranh xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2023
(THPL) – Thời gian gần đây, thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo đã tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam khẩn trương bình ổn thị trường
» Việt Nam có cơ hội xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc
» Ngành gạo hướng đến mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn năm 2023
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6 xuất khẩu gạo của nước ta đạt 618.000 tấn, trị giá 340 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 14% về trị giá so với tháng trước. Tuy nhiên tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của nước ta vẫn tăng mạnh 21% về lượng và tăng 32% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 2,2 tỉ USD. Đây cũng là kết quả xuất khẩu tốt nhất của ngành gạo trong 13 năm trở lại đây.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 20/7, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 533 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan 11 USD/tấn. Còn gạo 25% tấm ở mức 513 USD/tấn, hơn gạo cùng loại của Thái Lan 10 USD/tấn. Như vậy từ đầu tuần đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có 3 phiên tăng với mức tăng 20 USD/tấn.
Giá gạo Việt Nam đang tiếp tục duy trì đà tăng trong bối cảnh nhu cầu đối với gạo Việt Nam ở mức cao. Nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực thu mua gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác nông nghiệp toàn cầu.
Xuất khẩu gạo đang có những tín hiệu vui khi tăng cả về sản lượng và giá trị. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm tiếp tục thuận lợi do sản lượng gạo tại nhiều quốc gia châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm trước tác động của El Nino.
Liên quan đến ngành gạo, theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra Thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Trước thông tin trên, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ cần liên hệ ngay với các đối tác xuất khẩu để kiểm tra tình trạng hàng hóa và đề nghị doanh nghiệp Ấn Độ liên hệ ngay với văn phòng Tổng cục Ngoại thương ở các khu vực để được hướng dẫn.
Số liệu từ Bộ Công Thương Ấn Độ cho thấy, trong tháng 5/2023, Việt Nam nhập khẩu khối lượng gạo kỷ lục từ Ấn Độ, đạt khoảng 101.000 tấn, tăng 56,64% so với tháng 5 năm 2022, vươn lên đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ tính về khối lượng. Trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Liên quan đến ngành gạo, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo ông Hòa, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất trong nửa đầu năm nay với khối lượng đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 772 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng tới 31% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai với khối lượng hơn 632.000 tấn (tăng 63%), trị giá 364 triệu USD (tăng 79%), thị phần chiếm 19%. Indonesia là thị trường bất ngờ vươn lên vị trí số ba về thị trường xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm 2023 với khối lượng đạt 369.032 tấn, tăng 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề cập về tình hình cung cầu gạo trên thế giới, ông Hòa thông tin, thương mại gạo toàn cầu năm 2023 giảm 275.000 tấn xuống còn 55,4 triệu tấn, giảm 1% so với năm 2022. Trong số đó, xuất khẩu giảm tại Argentina, Brazil, Myanmar, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ được bù đắp bởi các lô hàng tăng từ Australia, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.
"Trong 6 tháng cuối năm là cơ hội xuất khẩu gạo rất tốt vì sản lượng gạo tại nhiều quốc gia sản xuất tại châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm trước tác động của El Nino. Nhu cầu gạo còn tăng nhẹ có thể do cung ứng các nguồn lương thực khác hạn chế", ông Hòa nhấn mạnh.
"Nhu cầu từ các đối tác nhập khẩu trong nửa cuối năm 2023 cần ít nhất 4 triệu tấn gạo. Năm 2022 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,13 triệu tấn, với kim ngạch kỷ lục 3,45 tỷ USD. Dự kiến năm 2023, lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng thêm 1 triệu tấn so với năm ngoái, liệu có đủ gạo cho nhu cầu xuất khẩu?", ông Hòa băn khoăn.
Liên quan đến bức tranh xuất khẩu 6 tháng cuối năm, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, đánh giá tổng thể, xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đã giảm khoảng 12% so với năm 2022 nhưng hai tháng gần đây (tháng 5 và tháng 6) thì đang có mức tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó. Khi so sánh với năm 2022 thì hiện nay, xuất khẩu đã đạt tương đương khoảng 88% so với cùng kỳ.
“Trong bức tranh đó, xuất khẩu nhiều mặt hàng vẫn đạt được kết quả cao, trong đó xuất khẩu rau quả tăng tới 64% và xuất khẩu gạo tăng 34% so với cùng kỳ. Đây cũng là kết quả rất tích cực, thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp trong mở rộng thị trường cũng như sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu”, ông Trần Thanh Hải nói.
Tuy nhiên, xuất khẩu đa số các mặt hàng khác, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp hiện nay còn đang rất khó khăn.
Tuấn Linh (t/h)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt