Một nửa dân số thế giới mắc các bệnh về răng miệng
(THPL) - Mới đây, một báo cáo tình trạng sức khỏe răng miệng toàn cầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, cung cấp bức tranh toàn diện đầu tiên về gánh nặng bệnh răng miệng với hồ sơ dữ liệu của 194 quốc gia.
Tin liên quan
- Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
» Cần cảnh giác thủ đoạn phát khẩu trang miễn phí tẩm thuốc mê
» SonTin's Group tiếp tục phát khẩu trang miễn phí tại chùa Tảo Sách và phủ Tây Hồ
» Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới
Cụ thể, báo cáo cho thấy gần một nửa dân số thế giới (45% hay 3,5 tỷ người) mắc các bệnh răng miệng, cứ 4 người mắc bệnh thì có 3 người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Các trường hợp mắc bệnh răng miệng trên toàn cầu đã tăng thêm 1 tỷ trong 30 năm qua, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhiều người không được tiếp cận với các biện pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng.
Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “WHO cam kết cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các quốc gia để tất cả mọi người, dù họ sống ở đâu và bất kể thu nhập của họ là gì, đều có kiến thức và công cụ cần thiết để chăm sóc răng miệng, đồng thời tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và chăm sóc khi họ cần".
“Sức khỏe răng miệng từ lâu đã bị bỏ quên trong y tế toàn cầu, nhưng nhiều bệnh răng miệng có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng các biện pháp hiệu quả về chi phí được nêu trong báo cáo này” - ông nói thêm.
Các bệnh răng miệng phổ biến nhất là sâu răng, bệnh nướu răng nghiêm trọng, mất răng và ung thư miệng. Sâu răng không được điều trị là tình trạng phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 2,5 tỷ người. Bệnh nướu răng nghiêm trọng, nguyên nhân chính gây mất răng toàn bộ ước tính sẽ ảnh hưởng đến 1 tỷ người trên toàn thế giới. Khoảng 380 000 trường hợp ung thư miệng mới được chẩn đoán hàng năm.
Báo cáo nhấn mạnh sự bất bình đẳng rõ ràng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, với gánh nặng lớn về các bệnh và tình trạng răng miệng ảnh hưởng đến những nhóm dân số dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất. Những người có thu nhập thấp, người khuyết tật, người già sống một mình hoặc trong viện dưỡng lão, những người sống ở các cộng đồng vùng sâu vùng xa và nông thôn và những người thuộc các nhóm thiểu số có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao hơn.
Mô hình bất bình đẳng này tương tự như các bệnh không lây nhiễm khác như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và rối loạn tâm thần. Các yếu tố rủi ro phổ biến đối với các bệnh không lây nhiễm như ăn nhiều đường, sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức và sử dụng rượu có hại đều góp phần gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe răng miệng toàn cầu.
Chỉ một tỷ lệ nhỏ dân số toàn cầu được bao trả bởi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng thiết yếu và những người có nhu cầu cao nhất thường ít được tiếp cận với các dịch vụ nhất. Các rào cản chính trong việc cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe răng miệng cho tất cả mọi người bao gồm:
Chăm sóc sức khỏe răng miệng đòi hỏi chi phí tự trả cao. Điều này thường dẫn đến chi phí thảm khốc và gánh nặng tài chính đáng kể cho các gia đình và cộng đồng. Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng chủ yếu dựa vào các nhà cung cấp có chuyên môn cao sử dụng các thiết bị và vật liệu công nghệ cao đắt tiền và các dịch vụ này không được tích hợp tốt với các mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hệ thống giám sát và thông tin kém, kết hợp với mức độ ưu tiên thấp cho nghiên cứu sức khỏe răng miệng cộng đồng là những trở ngại lớn đối với việc phát triển các chính sách và can thiệp sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn.
Báo cáo giới thiệu nhiều cơ hội đầy hứa hẹn để cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng toàn cầu bao gồm:
Áp dụng phương pháp tiếp cận sức khỏe cộng đồng bằng cách giải quyết các yếu tố rủi ro phổ biến thông qua thúc đẩy chế độ ăn uống cân bằng ít đường, ngừng sử dụng tất cả các dạng thuốc lá, giảm uống rượu và cải thiện khả năng tiếp cận kem đánh răng có chất florua hiệu quả và giá cả phải chăng.
Lập kế hoạch các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng như một phần của y tế quốc gia và cải thiện việc lồng ghép các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu như một phần của bảo hiểm y tế toàn dân.
Xác định lại các mô hình lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe răng miệng để đáp ứng nhu cầu dân số và mở rộng năng lực của nhân viên chăm sóc sức khỏe phi nha khoa để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng và tăng cường hệ thống thông tin bằng cách thu thập và tích hợp dữ liệu sức khỏe răng miệng vào hệ thống theo dõi sức khỏe quốc gia.
Tiến sĩ Bente Mikkelsen, Giám đốc phụ trách các bệnh không truyền nhiễm của WHO cho biết: “Việc đặt con người làm trung tâm của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất quan trọng nếu chúng ta muốn đạt được tầm nhìn bao phủ sức khỏe toàn dân cho mọi cá nhân và cộng đồng vào năm 2030. Báo cáo này đóng vai trò là điểm khởi đầu bằng cách cung cấp thông tin cơ bản để giúp các quốc gia theo dõi tiến độ thực hiện, đồng thời cung cấp phản hồi kịp thời và phù hợp cho những người ra quyết định ở cấp quốc gia. Cùng nhau, chúng ta có thể thay đổi tình trạng bỏ bê sức khỏe răng miệng hiện nay".
Mạnh Nghiệp - Anh Chuyên (dịch)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt