Mô hình Hybrid: Làn gió mới của hàng không thế giới
(THPL) - Lý do gì để Bamboo Airways, một hãng hàng không mới nhưng đầy hoài bão, lại chọn mô hình Hybrid?
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hàng không truyền thống và hàng không giá rẻ đã diễn ra trong nhiều thập niên.Tuy nhiên, một mô hình mới đang xuất hiện với tham vọng thâu tóm ưu điểm của cả hai loại hình vận chuyển nói trên. Đó là Hybrid carries, mô hình lai tiên tiến đang thổi luồng gió mới vào ngành hàng không dân dụng thế giới.
Câu chuyện của JetBlue
JetBlue Airways Corporation (JetBlue) là hãng hàng không chi phí thấp danh tiếng thường xuất hiện trong Top đầu những thương hiệu hàng không tốt nhất thế giới.
Điều gì làm nên danh hiệu này?
Đầu tiên, bay với JetBlue, bạn sẽ không sợ bị đói. Luôn có sẵn khoai tây chiên, sô cô la và thức uống không cồn miễn phí. Ghế ngồi được bọc da và màn hình tivi riêng từ 36 đến 100 kênh, chưa kể phim và streaming trực tuyến từ Amazon.
Tháng 1/2017, JetBlue trở thành hãng hàng không đầu tiên có wifi miễn phí trên tất cả các dòng máy bay. Công nghệ này trước đó chỉ được giới thiệu trên một số tuyến bay vào năm 2013 và trở thành cột mốc đáng nhớcủahãng,trong bối cảnh nhiều hãng bay truyền thống tính giá cực đắt cho dung lượng wifi vượt quá giới hạn.
Hệ thống tiện ích phong phú của JetBlue khiến thương hiệu đã vượt ra ngoài định vị ban đầu là một hãng hàng không chi phí thấp (LCC), vốn được mặc định là giá rẻ và “không tiện nghi”.
Nhưng người ta cũng khó mà xếp hãng này vào phân khúc hàng không truyền thống vì trên thực tế, hãng không hề cung cấp đầy đủ dịch vụ, không có nhà chờ sân bay và phần lớn chỉ có một hạng ghế phổ thông duy nhất.
Vậy chính xác JetBlue thuộc phân khúc nào?
Ngay từ 2013, khi được hỏi về chiến lược hoạt động của JetBlue, David Barger - CEO của hãng vào thời điểm đó đã đưa ra khái niệm Hybrid – mô hình lai tổng hợp ưu điểm của hàng không truyền thống và giá rẻ. Chiến lược này không những mở rộng đối tượng khách hàng của JetBlue mà còn đưa hãng vào danh sách những thương hiệu hàng không tốt nhất thế giới trong nhiều năm qua.
Hybrid: mô hình kinh doanh mới
Nhiều chuyên gia nhận định, sau thời gian dài cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng giá rẻ và truyền thống, hàng không thế giới cần một bước tiến mới về chất lượng. Và bước tiến này chính là mô hình Hybrid.
Với Hybrid, nhiều giáo điều của hàng không giá rẻ đã bị gạt sang một bên. Giá vẫn có thể rất cạnh tranh, nhưng khái niệm “không tiện nghi” với việc cung cấp dịch vụ tối thiểu đang dần thay đổi.
Trên khắp thế giới, những hãng hàng hàng không giá rẻ đang rầm rộ chia sẻ mô hình kinh doanh tương tự phần nào với JetBlue, khi tham gia cung cấp các chuyến bay kết nối (Germanwings, Air Asia), triển khai hệ thống đặt chỗ toàn cầu (Easy Jet, Germanwings), giới thiệu chương trình khách hàng thường xuyên (Germanwings, Wizzair) và các gói giá vé khác biệt (Norwegian, Germanwings).
Cebu Pacific cho khách hàng lựa chọn chỗ ngồi và đặt vé du lịch để được hưởng ưu đãi cả vé lẫn khách sạn còn Lion Air tuy là LCC nhưng lại định ghế cho hạng thương gia và phổ thông.
Những điều này rõ ràngcàng gây thêm áp lực lên các hãng hàng không truyền thống và như một cách thích nghi, chính hàng không truyền thông cũng tự điều chỉnh mình với những động thái tương tựvới mô hình Hybrid.
Xoá nhoà khoảng cách
Một số hãng hàng không truyền thống đã tung ra các công ty con chuyên kinh doanh vé rẻ để cạnh tranh trực tiếp với hàng không chi phí thấp LCC.
Đây là điều mà Tập đoàn hàng không Pháp – Hà Lan Air France-KLM đã thực hiện với Transavia, còn hãng hàng không hàng đầu nước Đức Lufthansa thì áp dụng với hai thành viên Germanwings và Eurowings.
Họ phân loại khách hàng sử dụng dịch vụ bay của mình. Ai thích mua vé rẻ vẫn được ngồi trên những chuyến bay truyền thống nhưng không hề có dịch vụ đồ ăn hay miễn phí hành lý đi kèm.
Ranh giới giữa hàng không giá rẻ và truyền thống đang tiếp tục mờ đi khi hàng không giá rẻ liên kết với các hãng hàng không khác, trong đó có cả hàng không truyền thống. Nhờ sự liên kết đáng quý này, khách đặt mua 1 vé nhưng lại có thể lựa chọn chuyến bay của một vài hãng...
Các hãng hàng không như JetBlue (Mỹ) và Vueling (Barcelona) đã có những chuyến bay kết nối với Emirates và Qatar Airways trong nhiều năm.Đó là điều rất khó tưởng tượng trong những ngày đầu xa xưa của hàng không giá rẻ.
Mô hình Hybrid tại Việt Nam
Diễn tiến mới trên thị trường hàng không Việt Nam có nhiều tương tự so với hàng không thế giới.
Cùng với việc ký kết hợp đồng thỏa thuận mua 24 máy bay A321NEO với Airbus dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Pháp François de Rugy mới đây, hãng hàng không Bamboo Airways tuyên bố đi theo mô hình Hybrid.
Trong khi đó, Vietjet Air đang tìm cách gia tăng trải nghiệm của khách hàng và cố gắng loại bỏ thông điệp giá rẻ từ hồi mới ra mắt.
Còn Vietnam Airlines thì đang duy trì chiến lược kép với Jetstar Pacific Airlines (thương hiệu giá rẻ hiện Vietnam Airlines đang sở hữu gần 70%). Theo đó, Vietnam Airlines hướng đến những khách hàng phân khúc cao còn Jetstar sẽ hướng tới nhóm khách hàng bình dân hơn, cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ.
Thông tin từ Bamboo Airways, mô hình Hybrid được hãng này triển khai khá toàn diện từ các dịch vụ đặt vé,hành lý, ăn uống cho đến giải trí....để bất cứ đối tượng khách hàng nào cũng tìm được sự thoả mãn với những gói giá trị gia tăng phong phú và mức giá cạnh tranh.
Hãng cũng tìm cách tận dụng những ưu thế nội tại của công ty mẹ để tối ưu các giá trị gia tăng nói trên.Cụ thể, khách hàng có thể tiết kiệm đến 50% chi phí, chưa kể hàng loạt ưu đãi lớn khác nếu sử dụng đồng thời dịch vụ của cả Bamboo Airways lẫn FLC Hotel& Resort, vốn nổi tiếng với những sân golf tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống khách sạn 5 sao cao cấp trải dài trên khắp đất nước.
Năm 2017, lượng hành khách qua các cảng hàng không Việt Nam đã đạt kỷ lục 94 triệu lượt, đưa Việt Nam trở thành một trong những nơi có thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Cục Hàng không Việt Nam dự báo lượng hành khách hàng không sẽ đạt 142 triệu vào năm 2020, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân là 14% trong giai đoạn 2017-2020.
Trong bối cảnh này, sự xuất hiện của một mô hình linh hoạt như mô hình lai Hybrid sẽ đem lại nhiều lợi ích trong việc thu hút hành khách, tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh. Và sau tất cả, khách hàng sẽ là một trong những đối tượng đầu tiên được hưởng lợi nhiều nhất từ mô hình kinh doanh tiên tiến này.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt