MINISO bán hàng nhập khẩu không nhãn phụ: Phớt lờ quy định, “đánh đố” người tiêu dùng?
(THPL) – Rất nhiều mặt hàng nhập khẩu được bày bán tại chuỗi cửa hàng MINISO không dán tem nhãn phụ thể hiện những thông tin cần thiết bằng tiếng Việt khiến người tiêu dùng lo lắng, thậm chí nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng, MINISO đang phớt lờ quy định của pháp luật, “đánh đố” người tiêu dùng?
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Vừa qua, tòa soạn Thương hiệu và Pháp luật nhận được ý kiến của bạn đọc Phạm Hương Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh: “Ngày 21/3, tôi vào cửa hàng MINISO trong Trung tâm thương mại Trung tâm thương mại Aeon Long Biên, Hà Nội, mua chai dưỡng thể giá 65.000 đồng. Lúc đó, vì gấp gáp nên tôi không để ý, tuy nhiên, về nhà, quan sát kỹ mới thấy trên sản phẩm này chỉ toàn chữ nước ngoài, không hề có tem phụ bằng tiếng Việt về thông tin thành phần, cách sử dụng, xuất xứ hàng hóa, nhà nhập khẩu … Nhìn mãi mới thấy dòng chữ Made in P.R.C. (Trung Quốc - PV) in nhỏ xíu. Thật sự tôi không dám dùng sản phẩm vì không có gì bảo đảm đây là hàng hóa đủ tiêu chuẩn chất lượng lưu hành trên thị trường Việt Nam”.
Theo khảo sát của PV, chuỗi cửa hàng MINISO tại Hà Nội hiện bán đa dạng mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng, thực phẩm, đồ uống…. Tuy nhiên, điều đáng nói là trên bao bì rất nhiều hàng hóa trong số này không hề được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ sữa dưỡng thể, nước tẩy trang, bông tăm, dụng cụ làm đẹp, dụng cụ mát xa đến thú bông, phụ kiện kỹ thuật số, trang sức…. Thậm chí, nước giải khát đóng chai, thực phẩm đóng gói cũng chỉ toàn thông tin ghi bằng tiếng nước ngoài.
Cầm trên tay những mặt hàng không có chút thông tin bằng tiếng Việt, nhiều khách hàng tỏ vẻ lúng túng không biết sản phẩm đó tên gọi là gì nên đành phải quay sang hỏi người mua hàng đứng bên cạnh hay nhờ sự trợ giúp của nhân viên bán hàng. Không ít khách hàng băn khoăn, tại sao các cửa hàng MINISO đặt ngay trên những con phố sầm uất (Thái Hà, Hàng Ngang, Phan Bội Châu..), những Trung tâm thương mại sang trọng, hiện đại (Aeon Long Biên, VinPlaza, Times City....) mà lại có phương thức bán hàng như "đánh đố" người tiêu dùng khi bán ra nhiều mặt hàng chẳng khác nào hàng "trôi nổi", hàng mập mờ nguồn gốc, thậm chí hàng lậu (!?)
Chị V., một khách hàng mua hàng tại cửa hàng MINISO, 53 Thái Hà, Hà Nội phàn nàn: “Tôi định mua gói khăn ướt cho em bé và một số sản phẩm khác nhưng thông tin cần thiết về sản phẩm như thành phần, xuất xứ, cách bảo quản…. không được thể hiện bằng tiếng Việt. Cố đọc kỹ về nguồn gốc xuất xứ trên các sản phẩm này, tôi thấy ghi Made in China hay Made in P.R.C. Nếu trong sản phẩm chứa chất cấm, chất độc hại... gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì khách hàng cũng khó có thể biết. Do đó, tôi quyết định không mua hàng ở đây nữa bởi ngoài băn khoăn về chất lượng sản phẩm, tôi còn cảm giác hình như MINISO thiếu tôn trọng khách hàng hay MINISO không ý thức được họ đang bán hàng trên lãnh thổ Việt Nam khi “bỏ qua” việc dán tem bằng tiếng Việt?”.
Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Tem phụ là một loại tem nhãn được dán chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài trước khi đưa ra bán hoặc lưu thông trên thị trường. Tem phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu.
Trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin sau đây: Hướng dẫn sử dụng; Thành phần công thức đầy đủ, Tên nước sản xuất; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích; Số lô sản xuất; Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng; Lưu ý về an toàn khi sử dụng (nếu có)…”
Việc không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt trên sản phẩm nhập khẩu rõ ràng MINISO đã vi phạm Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng và bảo quản, nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng chính hãng, hàng nhập lậu…, đồng thời gây khó khăn trong công tác quản lý thị trường cho cơ quan chức năng.
Trong bối cảnh thị trường hàng hóa, tiêu dùng đã và đang bị trà trộn nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... thì với việc dán tem nhãn đầy đủ, rõ ràng đúng quy định của pháp luật trên sản phẩm của mình chính là cách đơn giản nhất để một doanh nghiệp chân chính tự bảo vệ uy tín, thương hiệu, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng cho khách hàng. Vì vậy, dư luận đặt câu hỏi, lẽ nào, MINISO lại muốn đánh đồng mình với những cơ sở, doanh nghiệp làm ăn thiếu nghiêm túc, dối trá? Lẽ nào MINISO thiếu chuyên nghiệp đến mức không hiểu nổi đang bán hàng trên thị trường nào, đối tượng khách hàng nào? Hay vì lý do nào khác mà mặc dù MINISO chính thức "đặt chân" vào thị trường Việt Nam từ tháng 9/2016 nhưng đến nay vẫn "chưa kịp" dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt cho hàng hóa bán ra?
Theo giới thiệu trên website của MINISO, MINISO là thương hiệu tiêu dùng bán lẻ, có trụ sở đặt tại Tokyo Nhật Bản. MINISO được thành lập bởi nhà thiết kế Miyake Jyunya và thương nhân người Trung Quốc – ông Ye Guofu, bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Người thực sự điều hành kinh doanh và quản lý thương hiệu là Ye Guofu. Điểm đặc biệt là dù tự xưng là “đại gia bán lẻ Nhật Bản” nhưng Miniso chỉ có 4 cửa hàng tại Nhật, trong khi đó có hơn 1.100 cửa hàng tại Trung Quốc. |
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Phan Dung - Thanh Huyền
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Mua Giấy in bill - Giá Tại Kho
- Xe cà phê hcm
- kệ kho
- In hộp cứng cao cấp
- khóa cửa điện tử cao cấp