16:26 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Mặt bằng giá trên thị trường cơ bản được kiểm soát ổn định

PV | 12:04 11/12/2022

(THPL) – Giá một số mặt hàng có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong Quý IV do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao.

Theo Bộ Tài chính, trong 11 tháng năm 2022, thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát. 

Đồng thời, do chịu tác động từ diễn biến nhanh, phức tạp của của tình hình thế giới, giá một số hàng hóa trong nước như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,... có xu hướng tăng giá từ cuối Quý I, Quý II, ổn định trở lại trong Quý III và có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong Quý IV do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao. 

 Đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nguồn cung vẫn dồi dào.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm cũng như thường xuyên cập nhật theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ. Đến nay, mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát.

Công tác quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định từ đầu năm đến nay như giá bán lẻ điện bình quân, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công; giá dịch vụ giáo dục. 

Giá xăng dầu được điều hành sát với diễn biến giá thế giới nhưng với mức tăng thấp hơn nhờ sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá kết hợp giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu kịp thời giúp bình ổn giá xăng dầu trong nước. Đồng thời giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng động cơ không pha chì nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nguồn cung vẫn dồi dào, đây là những mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI hiện nước ta vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong 11 tháng năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 70.295 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 780.957 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính 65.287.390 triệu đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi 13.953.151 triệu đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 46.989.357 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 4.344.883 triệu đồng); số tiền đã thu 10.948.062 triệu đồng.

Bộ Tài chính cho hay, trong 11 tháng đầu năm tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 220.959 tỷ đồng (tăng 15,67% so với cùng kỳ năm trước), tổng tài sản ước đạt 806.855 tỷ đồng (tăng 18,73% so với cùng kỳ năm trước), đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 669.671 tỷ đồng (tăng 19,07% so với cùng kỳ năm trước).

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu