Thực hiện Nghị quyết 68: Loại bỏ những rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
(THPL) - Nghị quyết 68 nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, góp phần phát triển cho kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, vấn đề doanh nghiệp trăn trở nhất là ai sẽ là người tháo gỡ, doanh nghiệp sẽ liên hệ với ai để được tháo gỡ tận gốc?
Thông tin trên được ông Lương Tấn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty CP Sâm Việt Nam - Trà My Quảng Nam đặt vấn đề tại tọa đàm "Loại bỏ những rào cản để kinh tế tư nhân phát triển theo Nghị quyết 68" được tổ chức ngày 10/6.

Ông Lợi dẫn chứng câu chuyện “dở khóc dở cười” của chính công ty mình. Doanh nghiệp có một dự án xuất khẩu sâm Ngọc Linh sang thị trường Nhật Bản, một cơ hội lớn để đưa sản vật quốc gia vươn ra thế giới. Thế nhưng hành trình xin một tờ giấy phép lại trở thành một cuộc chạy marathon không có vạch đích.
“Công ty được các sở, ban ngành TP.HCM hướng dẫn lên cục, lên bộ. Chúng tôi đến hỏi Bộ Nông nghiệp thì được trả lời không cấp phép xuất khẩu, muốn xuất khẩu phải qua Bộ Công Thương. Khi chúng tôi qua tới Bộ Công Thương thì lại được trả lời ngược lại là thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp” - ông Lợi kể lại.
Hành trình “gõ cửa” của doanh nghiệp tiếp diễn lòng vòng qua bốn bộ, ngành, mỗi nơi đều trình bày, giải thích cặn kẽ nhưng những gì họ nhận lại là sự chỉ dẫn chung chung, chưa có một cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm và tháo gỡ cho doanh nghiệp. Đến nay chúng tôi vẫn chưa biết phải tìm đến đâu.
Câu chuyện của Sâm Việt Nam không phải cá biệt. Ông Trần Lâm - Giám đốc Công ty TNHH Natural House, chuyên sản xuất các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên cho biết, một trong những vướng mắc lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt chính là rào cản về mặt bằng sản xuất.
Theo ông Lâm, hiện nay, quy định buộc các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, dù chỉ phát sinh một lượng nhỏ nước thải, phải đặt cơ sở trong khu công nghiệp (KCN) đang tạo ra một khó khăn lớn.
Dù hợp lý về mặt quản lý song quy định này lại chưa phù hợp với thực tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn có quy mô doanh thu khiêm tốn, thường chỉ từ vài chục đến dưới một trăm tỉ đồng. Với năng lực tài chính có hạn, họ không thể đáp ứng yêu cầu thuê những lô đất diện tích lớn từ 2.000m² đến 5.000m² với chi phí đắt đỏ trong các KCN.
Vướng mắc này tạo ra một nghịch lý, khi Nhà nước luôn khuyến khích doanh nghiệp chuyển dịch từ thương mại sang sản xuất để tạo ra giá trị cốt lõi thì chính sách về mặt bằng lại đang cản trở quá trình đó.

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ Nghị quyết 68 như một "cơn mưa rào" sau thời kỳ "nắng hạn" cho các doanh nghiệp trong nước. Ảnh minh họa
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Bình Tây Food, ví von Nghị quyết 68 như một “cơn mưa rào” quý giá. Tuy nhiên, bà cho rằng để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, cần có những giải pháp cụ thể.
Với doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, vốn là những nông dân mới tập kinh doanh, bà đề nghị Chính phủ nên có một khoảng thời gian “ân hạn” từ sáu tháng đến hai năm để họ thích nghi với các chính sách mới như đóng BHXH, nộp thuế.
“Theo tôi, cần có sự đoàn kết, lắng nghe giữa cán bộ và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có “lòng tự trọng”, làm đúng luật, còn cán bộ lạm dụng quyền hạn hay doanh nghiệp lợi dụng chính sách đều phải bị xử lý nghiêm minh. Như vậy chính sách mới đi vào cuộc sống tốt đẹp được” - bà Giàu nhấn mạnh.
Cũng tại tọa đàm, TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 của TP.HCM, nhấn mạnh: “Rào cản lớn nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân chính là tư duy và con người”.
TS Trần Du Lịch cho rằng, Nhà nước cần có chính sách nuôi dưỡng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thể chế, bản thân doanh nghiệp cũng cần tự hoàn thiện. “Doanh nghiệp trong nước hiện còn yếu về năng lực tài chính, phụ thuộc nhiều vào nợ vay, văn hóa kinh doanh chưa bền vững. Chính doanh nghiệp cũng phải vượt qua chính mình”, ông nhấn mạnh.
Nhìn từ tầm chính sách, TS Trần Du Lịch cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân phát triển thực chất, cần đồng thời tháo hai nút thắt: cải cách thể chế pháp lý và thiết kế lại cơ chế tín dụng.
Về pháp lý, ông nhấn mạnh, luật pháp hiện nay nhiều nhưng vẫn còn chồng chéo. Mỗi bộ ngành ra một thông tư, một nghị định, nhưng lại thiếu sự phối hợp. Một chính sách có thể tốt trên giấy, nhưng nếu không có cơ chế giám sát và phối hợp thực thi hiệu quả thì cũng vô dụng với doanh nghiệp.
Về tài chính, ông cho rằng cần đổi mới tư duy tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, Nhà nước nên có chính sách quy hoạch, phát triển hạ tầng dùng chung cho doanh nghiệp quy mô nhỏ, như nhà xưởng, khu chế biến, logistics… Đồng thời, các ngân hàng thương mại phải tăng cường năng lực đánh giá phi tài sản (mô hình kinh doanh, uy tín thị trường) thay vì chỉ dựa vào tài sản đảm bảo.
“Kinh tế tư nhân không cần ưu ái, chỉ cần công bằng. Họ cần một hành lang pháp lý rõ ràng, một hệ thống tín dụng cởi mở, và một môi trường minh bạch”, TS Lịch nhấn mạnh.
Minh Anh
Tin khác
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
TW Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam chúc mừng TCĐT Thương hiệu và Pháp luật nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Hải Phòng vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu giải pháp hỗ trợ thuế, phí cho người dân và doanh nghiệp
Chính sách giãn xây: Lợi thế độc tôn của Vinhomes Green City trong cuộc đua hút vốn đầu tư tại Tây Bắc TP.HCM
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025: Khơi mở không gian sáng tạo cho Báo chí Việt Nam
Giá xăng dầu đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít từ 15h chiều nay
(THPL) - Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng dầu kể từ 15h hôm...19/06/2025 14:53:44Nam A Bank - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
(THPL) - Nam A Bank là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á vừa được Tạp chí Kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh, minh chứng cho hoạt động...19/06/2025 15:10:20Kế thừa thành tựu 100 năm, báo chí tỏa sáng, phát triển tương xứng trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
(THPL)- Sáng nay, 19/6/2025, Hội Báo toàn quốc năm 2025 - một sự kiện với quy mô lớn chưa từng có và mang ý nghĩa hết sức đặc biệt, đánh dấu...19/06/2025 14:48:00Thủ tướng: Lấy thí sinh làm trung tâm, để kỳ thi THPT thực sự là ngày hội
(THPL) - Về quan điểm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Thủ tướng chỉ rõ: "Lấy thí sinh làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động...19/06/2025 14:14:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...