Làng nghề truyền thống Thủ Sỹ: Hơn hai thế kỉ “giữ lửa” nghề đan đó
(THPL) - Từ lâu, làng nghề Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đã nức tiếng gần xa với nghề đan đó từ tre nứa – một dụng cụ không thể thiếu của người nông dân dùng để bắt tôm cá. Dù chẳng phải công việc gì quá cao sang hay có thu nhập cao, nhưng nghề đan đó tại đây đã và đang mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
» Làng nghề gốm Gia Thủy: Hơn nửa thế kỉ vẫn “đỏ lửa”...
» Làng nghề chè Phú Thịnh: Nỗ lực xây dựng thương hiệu “Chè Phú Thọ”
Nằm cách Hà Nội khoảng 60km dọc theo quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất hơn một giờ đi xe là tới Thủ Sỹ - cái nôi của những chiếc đó. Làng nghề Thủ Sỹ có khoảng hơn 500 người làm nghề đan đó nhưng tập trung nhiều ở hai thôn Tất Viên và Nội Lăng.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại rằng: Người dân Thủ Sỹ biết đến nghề đan đó từ cách đây khoảng hơn 2 thế kỷ. Trước đây, đình làng thờ Thành hoàng Nguyễn Thị Huệ - đây chính là người mang nghề đan đó truyền lại cho tất cả nhân dân trong làng. Cũng từ đó mà hằng năm, tại các thôn vẫn tổ chức lễ hội tưởng nhớ Thành hoàng làng và tổ chức các cuộc thi đan đó giữa các thôn.
Đan đó – một nghề tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng khi chúng tôi tận mắt chứng kiến mới hiểu thêm về sự vất vả, kỳ công cũng như sự tỉ mỉ, khéo léo của những người dân làng nghề Thủ Sỹ. Để tạo thành những chiếc đó, rọ... người đan cần có sự chăm chỉ, kiên nhẫn và tình yêu nghề mới tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt…
Nguyên liệu để làm ra những chiếc đó, rọ là tre hoặc nứa già được chuyển từ các tỉnh và trên rừng về. Đầu tiên, người thợ phải rất khéo léo, chẻ những loại nan khác nhau phục vụ cho việc đan đó, rọ. Mỗi loại nan có kích cỡ khác nhau, phải được vót thật đều và mỏng. Nan sau khi được chẻ gọn gẽ và chia ra từng loại, có độ dài vừa phải và kích cỡ tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm.
Đặc biệt, kỹ thuật đan không chỉ cần sự khéo léo, tỉ mỉ để tạo ra những sản phẩm tinh tế, bền chặt mà còn cần sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tình yêu nghề của người đan. Một sản phẩm đẹp phải được đan một cách cân đối, đường đan và các lớp đan phải đều nhau. Khi đan xong, sản phẩm được đặt lên gác bếp hun khô để tăng độ bền. Hàng năm, Thủ Sỹ cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm cho các tỉnh như: Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương... nơi có những cánh đồng chiêm trũng và nhiều kênh mương, sông ngòi.
Đó, rọ ở Thủ Sỹ có nhiều loại nên giá cả cũng khác nhau. Có những loại vừa phải được hun màu nâu cánh gián có giá 30-40 nghìn đồng/chiếc, còn đó trắng 20 nghìn đồng/chiếc.
Có dịp về thăm làng nghề Thủ Sỹ, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi vừa tới con ngõ nhỏ đầu làng đã bắt gặp các bà, các cụ… và những đôi bàn tay thoăn thoắt đan đó, vừa làm việc hang say, vừa vui vẻ kể cho nhau nghe chuyện nhà, chuyện làng và chuyện xóm.
Khoảng sân rộng nhà nào nhà nấy cũng đầy những thân đó, nan tre, người già, trẻ nhỏ mỗi người một việc, ai cũng bận rộn... Nếu vào thời điểm thu hoạch mùa màng, người dân sẽ tranh thủ đan vào buổi chiều tối. Một người trung bình hàng ngày có thể đan được 10 chiếc đó, nếu ai nhanh có thể đan tới 20 chiếc.
Cũng trong câu chuyện với cụ cao niên trong làng, chúng tôi nhớ lại cuộc trò chuyện với bà Tạ Thị Xíu, người đã có 50 năm trong nghề chia sẻ: “Ngoài công việc đồng áng, thời gian rỗi tôi tranh thủ đan đó, rọ. Sau khi làm sẵn nguyên liệu nan tre, nứa thì tiến hành đan. Với kinh nghiệm và sự khéo léo, mỗi giờ tôi cũng đan được khoảng 3-4 chiếc rọ bắt tôm, cua. Số tiền kiếm được nhờ đan đó, rọ cũng giúp tôi đủ trang trải cuộc sống và nuôi con, cháu ăn học”
Xã hội ngày càng phát triển, ngư dân cũng dần thay đổi cách đánh bắt cá hiện đại nên các ngư cụ như đó, rọ.. cũng không còn được sử dụng nhiều như xưa. Tuy nhiên, nghề đan đó, rọ truyền thống tại Thủ Sỹ vẫn mang lại niềm vui và là nguồn thu nhập chính cho những lao động nữ và người lớn tuổi trong làng. Với người dân làng nghề truyền thống Thủ Sỹ, đan đó, rọ đã trở thành nếp sống của nhiều gia đình và họ luôn có ý thức bảo tồn và giữ nghề truyền thống.
Lưu Kỳ
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt