Làng nghề truyền thống Ninh Sở: “Kết duyên” cho mây, tre
(THPL) - Nhiều người dân làng nghề truyền thống mây tre đan Ninh Sở (Thường Tín – Hà Nội) vẫn hay nói đùa nhau rằng: “Cứ đưa mây, tre, chúng tôi có thể đan… cả thế giới”. Trong câu nói đùa đó có một sự thật, đó là qua đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo dường như vô hạn của những nghệ nhân làng nghề Ninh Sở đã tạo ra những sản phẩm tinh xảo và hữu ích cho cuộc sống đời thường.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Xã Hùng Việt, Phú Thọ: Lưu giữ, phát triển Làng nghề bánh chưng Cát Trù
» Làng nghề Kim hoàn Định Công: Gìn giữ và phát triển nghề đậu bạc truyền thống của ông cha
Ngược dòng thời gian, vào thế kỷ thứ XVIII, người dân Ninh Sở vì không có đất mà cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả nên đã tạo ra hàng loạt các công cụ để mò cua, bắt ốc. Bắt nguồn từ nhu cầu kiếm sống mà nghề đan lát trong làng cũng từ đây mà phát triển. Gọi là sản phẩm tre đan nhưng người dân Ninh Sở lại sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là mây, nứa, giang… những loại cây thuộc họ tre rất dẻo, dễ uốn, nắn.
Nghề tre đan phát triển, tinh xảo đến mức người nghệ nhân chỉ cần nhìn vào ảnh mà nghĩ được cách đan, tạo thành những bức tranh phong cảnh hay chân dung rất sinh động, như những tác phẩm nghệ thuật.
Đặc biệt, từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, nhiều người thợ trong làng có thêm vô số các sản phẩm được đem trưng bày ở các hội chợ mỹ nghệ trong nước. Năm 1931, những sản phẩm song, mây, tre, giang đan của Ninh Sở được trưng bày tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Paris -Thủ đô nước Pháp.
Theo các nghệ nhân trong làng chia sẻ: Ngoài sản xuất là những đồ dùng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như đĩa, khay, túi xách, rổ, rá… những người dân làng nghề Ninh Sở còn sáng tạo ra những sản phẩm mang tính mỹ thuật cao như bình hoa, đồ trang trí nội thất, đồ trang sức… Các sản phẩm này đa dạng với nhiều kiểu dáng, kích thước, được làm từ nguyên liệu cỏ, mây, tre…được xuất khẩu ra thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á.
Tiếp tục hỏi thăm các nghệ nhân trong làng, chúng tôi được biết thêm: Toàn xã Ninh Sở hiện có hơn 10.000 hộ dân thì có tới 45% làm nghề mây tre đan. Làng nghề giải quyết công ăn việc làm cho 4.500 lao động, với mức thu nhập trung bình 5-7 triệu đồng/người/tháng. Tính riêng trong năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu mây tre đan của làng nghề đạt 48 tỷ đồng. Nhờ có nghề truyền thống nên đời sống của người dân nơi đây đang được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu sản phẩm của xã Ninh Sở gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn hàng xuất khẩu phải dừng lại. Để trụ vững trong thời điểm này, các doanh nghiệp mây tre đan ở Ninh Sở đã chủ động chuyển hướng sang khai thác thị trường nội địa và tập trung hoàn thiện các đơn hàng đã ký từ trước khi chưa có dịch Covid-19.
Ngoài ra, vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo, trong thời điểm làng nghề sản xuất đình trệ do dịch bệnh, những người thợ cũng trở nên năng động hơn, tìm tòi, ứng dụng công nghệ cải tiến chất liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua. Người dân tin tưởng rằng dịch bệnh sẽ sớm được dập tắt hoàn toàn để họ quay trở lại với công việc như trước đây.
Cũng trong câu chuyện với các nghệ nhân trong làng, chúng tôi nhớ lại câu chuyện của chị Bùi Thị Thu Nguyệt chia sẻ: Ngoài việc hoàn thiện 1 số đơn hàng xuất khẩu, cơ sở sản xuất của gia đình chúng tôi chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng đồ trang trí, trang sức, đồ lưu niệm để phục vụ tiêu dùng nội địa. Cơ sở luôn chú ý tổ chức sản xuất đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 như: nước sát khuẩn tay, yêu cầu 100% người lao động đeo khẩu trang và ngồi giữ khoảng cách trong quá trình làm việc…
Đến với làng Ninh Sở, tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất mây tre đan mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm mây, tre đan với đủ màu sắc được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú, tò mò. Chỉ từ những cây mây, nứa, giang các nghệ nhân đã thổi hồn vào chúng, tạo ra những sản phẩm tinh xảo làm mê đắm lòng người. Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và yếu tố thẩm mỹ.
Huyền Chi
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt