Làng nghề truyền thống: Hướng đi nào trong mùa dịch Covid-19?
(THPL) - Diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực đời sống - xã hội. Đặc biệt, các làng nghề truyền thống trong cả nước đang chịu ảnh hưởng rất lớn khi đầu ra cho sản phẩm khó khăn, lượng khách thăm quan giảm nên sức mua sắm cũng sụt giảm nghiêm trọng.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Làng nghề trước thách thức của thời đại 4.0
» Gốm Son Quyết Thành - Thương hiệu gốm sứ của làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống đìu hiu
Buôn bán ế ẩm dẫn đến tâm trạng lo lắng, chán nản là thực trạng của nhiều hộ kinh doanh sản xuất và buôn bán tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội.
Theo khảo sát của PV Thương hiệu và Pháp luật, tại một số cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín thời điểm này khá ảm đạm, ế ẩm. Những mẫu bàn ghế, giường tủ với nhiều mẫu mã đẹp được bày bán tràn lan song chỉ thấy lác đác khách hàng đến hỏi rồi lại đi.
Tiếp xúc một số hộ kinh doanh tại làng nghề Vạn Điểm, chúng tôi được nghe rất nhiều tâm sự của các hộ kinh doanh, hầu hết là tâm lý lo lắng, bất an vì việc kinh doanh ế ẩm ảnh hưởng tới kế sinh nhai của gia đình.
Ông Trần Văn Đô – một nghệ nhân có thâm niên sản xuất và kinh doanh đồ gỗ hơn 20 năm chia sẻ: “Sau khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, việc buôn bán quá khó khăn. Chưa khi nào mà giá rớt thảm hại đến vậy nhưng cũng không có khách tới mua hàng...”.
Kể về việc kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ khó khăn, chị Phạm Thị Huế buồn rầu cho biết: “Nếu như trước đây, mỗi ngày tôi có thể bán được vài bộ bàn ghế, nay cả ngày dài cổ cũng không bán nổi được một bộ…”.
Nhiều hộ kinh doanh sản xuất tại các làng nghề chia sẻ, dù buôn bán khó khăn, nguồn thu nhập bị ảnh hưởng lớn, song họ cũng không thể bỏ nghề, bởi họ đã gắn bó với công việc này hàng chục năm.
Rời làng nghề Thường Tín, chúng tôi tìm về làng gốm Bát Tràng, tình trạng lượng khách mua sắm cũng giảm không kém. Làng gốm nổi tiếng lâu đời này, không còn tấp nập như trước, hầu như không có du khách tới thăm quan và mua sắm. Đến thời điểm hiện tại, số lượng người tới đây chỉ lác đác, bằng 1/4 so với trước kia.
Cũng theo nhận định của nhiều hộ kinh doanh tại làng gốm Bát Tràng cho hay, do người dân lo sợ về tình trạng lây lan của dịch bệnh Covid - 19 nên sự lựa chọn an toàn của số đông người dân thời điểm này chính là tạm ngừng tới nơi đông người, tập trung mua sắm.
Cơ hội mới cho làng nghề
Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của khách du lịch như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái, lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…
Mặc dù sản phẩm các làng nghề phục vụ khách du lịch tương đối phong phú nhưng mẫu mã còn đơn điệu, việc kết nối giữa các làng nghề đến du khách chưa đồng bộ, hạ tầng tại các làng nghề còn nhiều bất cập… Bởi vậy, mức độ tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng.
Tại thời điểm hiện tại, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống đang “đau đầu” khi sản phẩm xuất sang Trung Quốc bị tắc lên tới hàng nghìn đơn. Đây là bối cảnh chung của nhiều doanh nghiệp, ngành nghề giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nhưng càng trở nên khó khăn hơn với các làng nghề truyền thống.
Trước bài toán đầu ra cho sản phẩm tại các làng nghề, Sở Du lịch Hà Nội đã ra mắt ứng dụng giới thiệu sản phẩm làng nghề bằng công nghệ 3D, cho phép du khách có thể xem chi tiết các sản phẩm, thông tin về nghệ nhân, làng nghề cũng như quá trình thực hiện sản phẩm đó.
Ứng dụng này được kỳ vọng là kênh quảng bá sản phẩm của hơn 300 làng nghề cũng như tiếp nhận ý kiến phản hồi một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng mức chi tiêu của du khách trong và ngoài nước khi tới Thủ đô.
Cũng trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhận định: “Nguồn cung nguyên liệu cho các sản phẩm quà lưu niệm đang bị hạn chế, vì vậy cần thúc đẩy hợp tác để phát triển tốt hơn hoạt động du lịch làng nghề. Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi nghệ nhân, của các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để đề ra kế hoạch hợp tác hợp lý".
Bên cạnh đó, ông Trần Đức Hải cho rằng các nghệ nhân là đại sứ truyền tải thông điệp về Hà Nội đến với du khách. Các nghệ nhân cần chủ động hơn trong đánh giá lại những mẫu sản phẩm đã triển khai, nghiên cứu tạo ra các mẫu sản phẩm mới ấn tượng và thu hút khách hơn.
Đại Thuỷ
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt