Kỳ án ở Phú Yên (bài 4): Nhiều bị cáo cho hưởng án treo?!
Từ những hành vi sai trái trong bồi thường về đất tại dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, bị cáo Nguyễn Tài, Nguyễn Kích đã phải nhận những bản án từ 10 đến 12 năm tù. Vậy nhưng các bị cáo như Huỳnh Ngọc Sương, Trưởng ban GPMB, và đồng phạm khác lại được TAND tỉnh Phú Yên cấp sơ thẩm xử án treo?!
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Khởi tố 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành
» Khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM
» Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà
Mức án có tương xứng?
Bản án sơ thẩm số 19/2016/HSST của TAND tỉnh Phú Yên cho thấy, bị cáo Huỳnh Ngọc Sương, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, được phân công làm Trưởng ban bồi thường, GPMB dự án tại xã Hòa Tâm. Ông Sương có nhiệm vụ điều hành tòan bộ công tác giải phóng mặt bằng, lập, phê duyệt, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất theo Quyết định số 299/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, Nguyễn Tài ký.
Với vai trò Trưởng ban bồi thường, GPMB chịu trách nhiệm chính, quá trình làm việc, bị cáo Sương biết phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư do Trung tâm phát triển quỹ đất (PTQĐ) lập chưa hoàn chỉnh, chưa niêm yết công khai, chưa lấy ý kiến của những người bị thu hồi đất và chưa được thẩm định phê duyệt nhưng vẫn phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Tài, Quyết định 806 và 945 đều là do Trưởng ban bồi thường, GPMB ký, ban hành. Việc thu hồi Quyết định 945 để hoàn chỉnh Quyết định 806 là đúng bởi theo Thông báo 731 của UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu UBND huyện Đông Hòa kiểm tra rà soát để điều chỉnh Quyết định 806 theo hướng tạm tính. Vậy theo quy định của đền bù giải phóng mặt bằng (12 bước) việc để ra thiết sót trong quy trình thì Trưởng ban bồi thường, GPMB phải có trách nhiệm đôn đốc các phòng ban chuyên môn hoàn chỉnh.
Đối với trường hợp ông Huỳnh Ngọc Thắng bản Kết luận điều tra số 02/KL- CSĐT của Công an tỉnh Phú Yên cũng nêu rõ: Bị cáo này nguyên là Phó giám đốc Trung tâm PTQĐ huyện Đông Hòa, thành viên Ban bồi thường, GPMB, có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm kê, áp giá, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, được cử đi tập huấn tại Sở TN&MT tỉnh Phú Yên và nghiên cứu các văn bản quy định của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, ông Thắng tham gia công tác chỉ đạo kiểm kê nên biết rõ số lượng cây trồng trên đất của ông Nguyễn Kích và ông Nguyễn Kiên Cường không đủ mật độ 25% theo quy định, chỉ được hỗ trợ 50% về đất nhưng ông Thắng đã cùng với Bùi Xuân Quang, Trần Trọng Duy lập hồ sơ bồi thường cho hai đối tượng trên được nhận 100% giá trị quyền sử dụng đất.
Cũng chính Thắng là người đã chỉ dẫn ông Nguyễn Hữu Phí làm hồ sơ tách thửa cho 4 người khác để Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm ký quy chủ trái quy định. Những hành vi của ông Huỳnh Ngọc Thắng cũng góp phần không nhỏ trong việc gây thiệt hại cho nhà nước hơn 9,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, không hiểu trong lúc luận tội, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Phú Yên lại chỉ tuyên Huỳnh Ngọc Thắng 4 năm tù, còn Hùynh Ngọc Sương 3 năm tù (án treo) khiến nhiều người tham dự phiên tòa và dư luận cảm thấy bức xúc. Bởi với vai trò người đứng đầu trong công tác GPMB, đáng lẽ ra ông Huỳnh Ngọc Sương phải chịu trách nhiệm cao nhất mà chỉ bị án treo, như vậy liệu có “bỏ lọt” sai phạm ?
Ngay sau khi bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên, tại văn bản số 11/2016/KN-HS-VC2 của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cũng cho rằng: “Các bị cáo Huỳnh Ngọc Thắng, Huỳnh Ngọc Sương, Nguyễn Kỳ Tổng đều giữ vai trò quan trọng trong vụ án, hành vi của các bị cáo này là nguyên nhân chính dẫn đến việc chi trả sai tiền hỗ trợ, đền bù. Là người phải chịu trách nhiệm chính trong tổng số thiệt hại đã gây ra trong vụ án này. Vì vậy, cấp sơ thẩm chỉ áp dụng hình phạt 4 năm đối với Hùynh Ngọc Thắng, 3 năm tù (cho hưởng án treo) đối với Huỳnh Ngọc Sương, 2 năm 6 tháng tù (án treo) với Nguyễn Kỳ Tổng là quá nhẹ không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây ra và không công bằng đối với các bị cáo như Nguyễn Tài, Nguyễn Kích”.
Đề nghị tăng nặng khung hình phạt
Không chỉ đưa ra những bản án chưa tương xứng với hành vi của các bị cáo, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng còn cho rằng cấp sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên đã áp dụng khỏan 2, Điều 54, BLHS năm 2015 để cho các bị cáo như Nguyễn Kỳ Tổng, Dương Văn Nhân, Bùi Xuân Quang, Trần Trọng Duy, Võ Tấn Vinh, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Trình Văn, Nguyễn Dương Tiến Hùng, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Phí... hưởng mức án dưới mức hình phạt nhẹ nhất của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn trong điều luật là không đúng.
Đặc biệt, căn cứ để VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng bản án sơ thẩm áp dụng không đúng điều luật còn bởi Nguyễn Dương Tiến Hùng (chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hòa) vào năm 2004 đã bị TAND huyện Tuy Hòa xử phạt 2 năm tù cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích” rõ ràng không phải là người phạm tội lần đầu. Vậy nhưng, TAND tỉnh Phú Yên vẫn cho bị cáo này áp dụng khỏan 2, Điều 54, BLHS.
Bên cạnh đó, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng còn chỉ ra rằng, cấp sơ thẩm cho các bị cáo Huỳnh Ngọc Sương, Nguyễn Kỳ Tổng, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Phí cùng các đồng phạm khác được hưởng án treo là trái quy định tại Điều 60, BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã được hướng dẫn chi tiết tại điểm b, khoản 2, Điều 2 Nghị quyết số: 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6/11/2-13 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Từ những nhận định trên, thay mặt VKSND cấp cao tại Đà Nẵng, Phó Viện trưởng Nguyễn Văn Hòa cho rằng cần phải sửa hình phạt hình đối với các bị cáo đã được cấp xử phạt mức án nhẹ, không đủ răn đe giáo dục riêng, phòng ngừa chung; chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây ra theo hướng tăng nặng để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng còn đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Thắng, Huỳnh Ngọc Sương, Nguyễn Kỳ Tổng, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Phí... Không cho áp dụng Điều 60, BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 để cho các bị cáo hưởng án treo như: Hùynh Ngọc Sương, Nguyễn Kỳ Tổng, Lê Văn Hòang, Nguyễn Hữu Phí, Nguyễn Dương Tiến Hùng và các đồng phạm khác trong vụ án.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Tin khác
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
-
Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
-
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
HoREA đề nghị ưu tiên thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà thương mại với chủ đầu tư làm phân khúc bình dân để thị trường phát...24/11/2024 15:23:26Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn, dù gạo Ấn Độ quay lại thị trường.24/11/2024 15:27:21Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm, với tổng số tiền...24/11/2024 15:15:09Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt