Chính phủ kiên quyết điều hành giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra
(THPL) - Ngày 24/3, Ban Chỉ đạo điều hành giá họp đánh giá về công tác điều hành giá quý I/2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái- Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp với sự tham gia của các Bộ, ngành.
Tin liên quan
Dự báo giá phân bón có thể giảm tới 40% trong năm 2023
Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Xuất khẩu rau quả dự báo cán mốc 4 tỷ USD trong năm 2023
Việt Nam xuất siêu gần 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
Tỉnh Lạng Sơn tăng cường giải pháp chống ùn ứ hàng nông sản tại cửa khẩu
» WinMart hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
» 80% người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao
Lạm phát cơ bản đang có xu hướng giảm
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I/2023, CPI ước tăng khoảng 4,2%-4,3% so với cùng kỳ năm 2022. Diễn biến lạm phát cơ bản cho thấy đang có xu hướng giảm tốc, trừ tháng 1/2023 trùng với dịp Tết Nguyên đán nên xu hướng tăng cao.

Trong quý I/2023, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khoảng 7,2% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, tác động làm CPI quý I/2023 tăng khoảng 1,4%. Giá các mặt hàng thực phẩm tăng khoảng 4,5% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng, tác động làm chỉ số CPI tăng khoảng 1 %. Học phí giáo dục tăng khoảng 11% do một số địa phương đã kết thúc chính sách miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch trong năm học 2021-2022, tác động làm CPI tăng khoảng 0,6%...là những nguyên nhân làm tăng CPI.
Những nguyên nhân giúp cho CPI giảm áp lực trong thời gian qua có thể kể đến giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 11% theo giá thế giới, tác động làm CPI quý I/2023 giảm khoảng 0,4%; Giá gas trong nước giảm khoảng 1,8% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm khoảng 0,03%; Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm khoảng 0,3%, tác động làm CPI giảm khoảng 0,01%.
Tổng cục Thống kê ước tính nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2023 tăng khoảng 0,82-1,09%; Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường trong năm 2023 ước làm CPI chung tăng khoảng 0,16-0,25%; Giá dịch vụ vận chuyển hàng không ước tác động đến chỉ số CPI 2023 khoảng 0.07%. Bên cạnh đó, giá điện, giá sách giáo khoa, chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm.
Tuy nhiên, cũng còn một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá, như nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào. Triển vọng kinh tế thế giới chậm lại và lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2023 có thể giúp Việt Nam giảm bớt áp lực lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát năm 2023…
Bộ Tài chính cũng đưa ra ba kịch bản lạm phát quý II/2023 và các tháng còn lại của năm 2023. Với 3 kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,9 - 4,8%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8% - 4,8%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 4,3 ± 0,5%.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu kịch bản CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.
Bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương kiên quyết điều hành giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra, phấn đấu thấp hơn kế hoạch đề ra.
Theo Phó Thủ tướng, dự báo thời gian sắp tới, tình hình thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, do đó, cần phải chủ động, nắm bắt tình hình, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ từng bộ, ngành, Bộ Tài chính tổng hợp, chủ động tham mưu Chính phủ các giải pháp kịp thời, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.
Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động đề xuất các phương án, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá, để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường.
Đối với chính sách tài khóa và tiền tệ, điều hành linh hoạt, chủ động. Xây dựng kịch bản, các bộ, ngành cần rà soát số liệu, dự báo chính xác số liệu đầu vào để xây dựng các kịch bản từ đó có giải pháp điều hành giá phù hợp, nhất là các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục…
Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, phối hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra./.
Việt Thường
Tin khác
Thanh Hóa: Tăng cường xử lý các tập thể, cá nhân đùn đẩy nhiệm vụ, né tránh trách nhiệm
Dự báo giá phân bón có thể giảm tới 40% trong năm 2023
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho hoạt động kinh doanh karaoke
Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Lượng ô tô lắp ráp trong nước giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm
Hà Nội: Gần 1.500 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm bị xử phạt
6 học sinh Việt Nam đạt giải tại Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương 2023
(THPL) - Ngày 30/5, theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), cả 6 học sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia xét giải tại Olympic Tin...30/05/2023 19:08:17Một số mẫu ô tô mới sẽ ra mắt Việt Nam trong tháng 6/2023
(THPL) - Theo dự kiến, trong tháng 6 tới, Mazda CX-5, Honda City, Honda BR-V và Toyota Wigo 2023 sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam dưới dạng nâng cấp...30/05/2023 15:26:25Xuất khẩu rau quả dự báo cán mốc 4 tỷ USD trong năm 2023
(THPL) - Theo dự báo của một số chuyên gia, triển vọng xuất khẩu rau quả nửa cuối năm sẽ còn tươi sáng hơn khi nông sản Việt đang được...30/05/2023 17:24:00Công an phường Phú Thượng triển khai xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” năm 2023
(THPL) - Sáng ngày 30/05, UBND phường Phú Thượng tổ chức hội nghị triển khai xây dựng công an phường Phú Thượng đạt “Công an phường...30/05/2023 14:08:52
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người trẻ bật mí cách theo đuổi lối sống “healthy” dễ dàng
(THPL) - Một lối sống healthy với chế độ ăn uống lành mạnh trong suy nghĩ của nhiều người thường khá cầu kỳ, phức tạp. Chính quan điểm đó vô tình đã tạo nên hàng rào cản bước họ theo đuổi lối sống vốn mang đến nhiều điều tích cực này. - Căn hộ mẫu Hoàng Thành Pearl có gì khiến khách hàng nóng lòng chờ quỹ căn...
- Kangaroo tri ân khách hàng, trợ giá tới 10 triệu khi thay cũ đổi mới máy lọc...
- LPBank chính thức là tên viết tắt của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vinamilk công bố lộ trình tới Net Zero 2050 và nhà máy, trang trại đạt trung hòa Carbon đầu tiên
(THPL) - Vừa qua, tại Nghệ An, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050"(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững. - LPBank và UnionPay ký kết thỏa thuận ghi nhớ hợp tác
- Bí quyết nào đưa New World Phu Quoc Resort lên vị trí số 1 Phú Quốc trên...
- Midomax - 8 năm bền vững thương hiệu “Thể thao an toàn – chất lượng...