Kiến nghị thanh kiểm tra dự án Trũng Kênh (kỳ 1): Hé lộ thông tin bất thường từ Licogi 16!
Ngày 23/03/2016, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định chủ trương đầu tư số 1424/QĐ-UBND chấp thuận Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Hà Thành - Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội - Công ty cổ phần Licogi 16 thực hiện dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ, tại phường Thịnh Liệt và Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, chuyện "hậu trường" ở trước và sau khi có Quyết định 1424/QĐ-UBND về sự tham gia, rút lui và vai trò của từng thành viên trong liên danh đang dần được tiết lộ!
Tin liên quan
- Thành phố Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
Những nhân tố “hâm nóng” thị trường phía Đông Hà Nội trong mùa giao dịch cuối năm
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
» Bệnh viện An Sinh Hà Nội: Dự án “khủng”, xây dựng không phép?
» Hà Nam: Doanh nghiệp trúng thầu từ dự án BT tại TP Phủ Lý
» Phúc Khang mang dự án xanh điển hình theo tiêu chuẩn quốc tế đến tuần lễ kiến trúc xanh Việt Nam 2019
Hà Nội đã rất quyết liệt trong việc xử lý các dự án chậm tiến độ, vi phạm về đất đai, phá vỡ quy hoạch, thế nhưng dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ thì dường như là lãnh địa bất khả xử lý. Đối nghịch hoàn toàn với viễn cảnh sầm uất khi lập quy hoạch, nơi đây hiện hữu vẫn là khu đất trống, là nơi ngự trị của cỏ, cây và có khi là rác....
Nhìn lại khoảng thời gian hơn 10 năm trước, vào ngày 20/06/2007, ông Nguyễn Quốc Triệu với cương vị là Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định số 65/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh với tổng diện tích là 196.110m2. Bẵng đi một thời gian, đến ngày 14/3/2012 Thành ủy TP Hà Nội đã có văn bản số 195-TB/TU về chủ trương đầu tư dự án. Rồi, 02 năm sau, tức tháng 06/2014, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3258/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo chỉnh trang làng xóm cũ...
Tiếp đó là hàng hoạt các tờ trình, văn bản ý kiến, thẩm định của các sở, ngành, gồm: văn bản số 655/QHKT-P10 ngày 11/02/2015 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, văn bản số 6510/STC-ĐT ngày 06/11/2014 của Sở Tài chính, văn bản số 772/STNMT-KHTH ngày 06/02/2015 của Sở TN&MT, văn bản số 1947/SXD-QLDA ngày 10/03/2015 của tại Sở Xây dựng, văn bản số 257/UBND-QLĐT ngày 14/02/2015 và số 643/UBND-QLĐT ngày 25/4/2015 của UBND quận Hoàng Mai, báo cáo thẩm định số 267/BC-KH&ĐT ngày 15/3/2016 Sở KH&ĐT.
Và cuối cùng là, ngày 23/03/2016, ông Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định chủ trương đầu tư số 1424/QĐ-UBND về việc thực hiện dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ. Lúc này, dự án có quy mô khoảng 214.883m2, có tổng vốn đầu tư khoảng 3.234,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là, từ quý IV/2015 – quý IV/2017 chuẩn bị mặt bằng; từ quý II/2017 – quý IV/2018 hạ tầng kỹ thuật đô thị; từ quý III/2018 – Quý IV/2025 đầu tư xây dựng công trình kiến trúc...
Khoan hãy bàn đến quy trình lấy ý kiến, thẩm định, vai trò, trách nhiệm cũng như nội dung các ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hà Nội. Trước hết xin nói tới một hoạt động bất thường diễn ra tại Công ty cổ phần Licogi 16, và điều này có lẽ cơ quan quản lý nhà nước, thành viên góp vốn, cổ đông của Công ty cổ phần Licogi 16 chưa hẳn đã biết, cụ thể:
Giữa lúc được Thành ủy TP Hà Nội cũng như các cơ quan của UBND TP Hà Nội ủng hộ thì đột nhiên, ngày 20/08/2015 ông Bùi Dương Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Licogi 16 ký Quyết định số 12/QDD-LICOGI16-HĐQT về việc “không tiếp tục đầu tư dự án Khương Thượng và dự án Trũng Kênh tại Hà Nội”. Quyết định này nêu rõ: “Thông qua chủ trương không tiếp tục tham gia hợp tác đầu tư dự án Khương Thượng, Trũng Kênh tại Hà Nội. Ủy quyền cho Tổng Giám đốc phối hợp với Giám đốc bất động sản Công ty cổ phần Licogi 16 chỉ đạo thực hiện các thủ tục để chuyển nhượng nhằm mục đích Licogi 16 không tiếp tục tham gia dự án Khương thượng và dự án Trũng Kênh tại Hà Nội và đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn”. Ngay ngày hôm sau, văn bản này được gửi đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và các cổ đông của Công ty cổ phần Licogi 16. Và, trong các kỳ họp Đại hội Cổ đông thường niên năm 2016, được tổ chức vào tháng 4/2016, Ban Kiểm soát vẫn tiếp tục đề cập tới việc Công ty cổ phần Licogi 16 đã rút, không tiếp tục hợp tác đầu tư Dự án Trũng Kênh từ 20/8/2015.
Thế nhưng, không hiểu tại sao, bằng cách nào đó, ngày 08/12/2015 (tức sau hơn 03 tháng công bố không tiếp tục đầu tư), hợp đồng hợp tác số 0812/2015/HĐ-LDHTĐT đã ra đời, được ký giữa ba bên gồm Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Hà Thành (người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Thúy Hiền) - Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội (người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Duy Cường) - Công ty cổ phần Licogi 16 (người đại diện theo pháp luật là ông Bùi Dương Hùng). Liên danh vẫn hình thành, tức đi ngược với chủ trương của Quyết định số 12/QDD-LICOGI16-HĐQT về “không tiếp tục đầu tư dự án Trũng Kênh”.
Việc rút lui thì công khai, còn việc hợp tác đầu tư thì dường như được giấu kín, nếu thế thì Công ty cổ phần Licogi 16 đã có báo cáo gian dối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, với tất cả các cổ đông của mình? Hoặc hợp đồng hợp tác số 0812/2015/HĐ-LDHTĐT chỉ mang tính chất "giả tạo" nhằm "xin dự án", nhằm "ôm đất" thì đáp án sẽ là ông Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định chủ trương đầu tư số 1424/QĐ-UBND về việc thực hiện dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ cho một “liên danh giả tạo”? Đây là những vấn đề rất cần được cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục làm rõ và công bố thông tin một cách minh bạch, công khai.
Còn về số phận của dự án, ở một diễn biến khác, ngày 27/12/2016 có một hợp đồng được ký, Hợp đồng có số 277/2016/HĐTC-BTB/SHB.111900 với Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi Nhánh Kinh Đô. Theo đó, tài sản bảo đảm gồm: “Toàn bộ các quyền tài sản hiện tại, hình thành trong tương lai và quyền phát triển dự án hình thành trong tương lai thuộc sở hữu hợp pháp của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Hà Thành - Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội - Công ty cổ phần Licogi 16 liên quan đến dự án “Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo chỉnh trang làng xóm cũ theo Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND TP Hà Nội về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án và Hợp đồng liên danh hợp tác đầu tư số 0812/2015/HĐ-LDHTĐT tháng 12/2015 tại các phường Thịnh Liệt và phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”, cụ thể: Quyền được hưởng tất cả các khoản doanh thu, lợi nhuận, tiền bảo hiểm, nguồn thu, quyền đòi nợ, khoản tiền bồi thường, tiền phạt vi phạm, tiền đền bù và bất kỳ khoản thanh toán nào mà các Bên bảo đảm nhận được trong quá trình thực hiện, khai thác, kinh doanh các công trình xây dựng thuộc dự án; Tất cả các khoản lợi thu được từ kinh doanh, khai thác phát sinh từ giá trị quyền sử dụng đất và hạ tầng trên đất triển khai dự án; Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng, từ hợp đồng góp vốn, hợp đồng hơp tác kinh doanh do các Bên bảo đảm hoặc đại diện các Bên bảo đảm ký kết trong quá trình quản lý, khai thác, kinh doanh quyền sử dụng đất và hạ tầng trên đất triển khai dự án”.
Dự án “Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo chỉnh trang làng xóm cũ liệu có “chết yểu”, hay có một “ông lớn” nào đó đứng ra “bảo lãnh”, “thâu tóm”??? Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc nội dung này!
(Còn nữa...)
NGHĨA PHÚC ĐƯỜNG
Bệnh viện An Sinh Hà Nội: Dự án “khủng”, xây dựng không phép?
Hà Nam: Doanh nghiệp trúng thầu từ dự án BT tại TP Phủ Lý
Phúc Khang mang dự án xanh điển hình theo tiêu chuẩn quốc tế đến tuần lễ kiến trúc xanh Việt Nam 2019
Phân khúc shophouse khẳng định sức hút khó cưỡng tại thị trường bất động sản Lào Cai
Dự án Metro Star - Cơn sốt bất động sản khu Đông: Người mua lãi "khủng"
Loại hình bất động sản “hốt bạc” gây sốt tại Quy Nhơn
Tin khác
-
Gói thầu "khủng” dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu?
-
Thủy sản Việt và cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ
-
Online Friday 2024 chính thức khởi động từ hôm nay 25/11
-
Thành phố Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
-
Những nhân tố “hâm nóng” thị trường phía Đông Hà Nội trong mùa giao dịch cuối năm
-
Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1-0-2 tại Phú Quốc
(THPL) - Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân...25/11/2024 14:08:15Góc nhìn TTCK tuần 48/2024: Áp lực vĩ mô đè nặng mở ra cơ hội tích lũy từ vùng đáy
(THPL) - Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 48 đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ cả yếu tố trong nước lẫn quốc tế. Dòng...25/11/2024 13:49:11Doanh nghiệp cơ khí chủ động thích ứng, tạo đà phát triển
(THPL) - Cơ khí – máy móc và thiết bị là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển công nghiệp của bất...25/11/2024 14:05:48Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
(THPL) - Theo khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, thị trường lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn. Dựa trên xu...25/11/2024 09:11:32
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Dự án Vinhomes Cổ Loa Đông Anh
- Thông tin Sun Cosmo Đà Nẵng Sun Group
- vinhomes grand park
- Chi tiết Vinhome Global Gate Cổ Loa