Hơn 132 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 11 tháng qua
(THPL) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính hết tháng 11/2022 cả nước có hơn 132.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tin liên quan
Việt Nam cần đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
Toyota Việt Nam có Tổng Giám đốc mới
Ngắm những tác phẩm từ gốc tre được nghệ nhân "biến hình" tại làng mộc hơn 400 năm tuổi
Gần 9.000 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu 'kêu cứu' tới Thủ tướng
Gần 44 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng 1/2023
» Doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội khai thác tốt thị trường EU nhờ EVFTA
» Nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp bằng Ứng dụng công nghệ VR trong kinh doanh Bất động sản
» Không công bố thông tin theo quy định, hai doanh nghiệp bị xử phạt 465 triệu đồng
Tính riêng tháng 11, cả nước có 11.943 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 104,5 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 74 nghìn lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8,7 tỷ đồng. Trong tháng, cả nước còn có 6.267 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 11 tháng năm 2022, cả nước có 137,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.483,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 909 nghìn lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2022 đạt 10,8 tỷ đồng, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.981,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 46,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm nay là 4.464,9 nghìn tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, có 56,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng qua, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 194,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính bình quân một tháng có 17,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, có 4.006 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; có 5.095 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; có 1.422 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Tính chung 11 tháng năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 70,2 nghìn doanh nghiệp; gần 45,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 16,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Bình quân một tháng có 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Liên quan đến số liệu trên, Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, bên cạnh tín hiệu tích cực thì những yếu tố bất định gia tăng cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua.
Tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động phức tạp như giá năng lượng, hàng hóa cơ bản tăng mạnh, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia, đối tác lớn của nước ta; xung đột Nga – Ukraine khiến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh, tác động đến quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
“Điều này đã khiến cộng đồng doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, thiếu hụt nguồn tiền cho việc khôi phục sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh... Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể”, báo cáo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh nêu.
Cạnh đó, đơn hàng cho năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đều sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022.
Tuấn Linh
Tin khác
Cục Đường bộ Việt Nam bị phê bình vì tự ý chia nhỏ gói thầu
Hòa Phát cung cấp 402.000 tấn thép trong tháng 1
Quảng Ninh: Hơn 2.000 thanh niên phấn khởi lên đường nhập ngũ
Đạm Hà Bắc lãi gần 1.800 tỷ đồng trong năm 2022
Lễ hội đình Lục Nà: Nét văn hoá đặc sắc những ngày đầu xuân
BaoViet Bank: Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh
Thanh Hóa: Kỷ luật nhiều đảng viên ở huyện Quan Hóa
(THPL) - Tuyển sinh sai tiêu chí 43 học sinh lớp 6 tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2022-2023, Uỷ ban...06/02/2023 19:33:40Việt Nam cần đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
(THPL) - Việc Trung Quốc bỏ các quy định kiểm soát đối với hàng nhập khẩu đang được nhiều ngành hàng nông sản kỳ vọng đẩy mạnh xuất...06/02/2023 17:16:37TP.HCM: Tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu
(THPL) – Mới đây, lực lượng chức năng TP.HCM đã phát hiện và tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu trên địa bàn quản lý.06/02/2023 15:53:51Kon Tum: 30 khinh khí cầu tung bay trên thủ phủ “Quốc Bảo Việt Nam”
(THPL)- Nằm trong chuỗi Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2, sáng 6/2, người dân và du khách tham quan vô cùng...06/02/2023 15:51:02
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Làm thế nào để Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển bền vững?
THPL- Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung bình mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. - Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS 18 tỷ...
- Hòa Phát lần đầu xuất khẩu thép dài sang Châu Âu
- Ra mắt Thẻ ghi nợ Quốc tế VPBank Shopee – quà tặng cho các tín đồ mua sắm
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Làm thế nào để Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển bền vững?
THPL- Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung bình mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch. - LienVietPostBank sớm hoàn thành Basel III và IFRS 9, gia tăng năng lực quản trị...
- ABBANK và Dai-ichi Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược
- Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh trong Top 4 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam...