Hạnh phúc giản dị của thầy giáo viết chữ bằng miệng
(THPL) – Bị mắc căn bệnh thoái hóa cơ từ bé, anh Phùng Văn Trường (sinh năm 1979) ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội không dám mơ về một mái ấm gia đình. Thế nhưng, hạnh phúc đã mỉm cười khi một người phụ nữ lành lặn đến san sẻ cùng anh.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Tỏ tình qua những bức thư viết bằng miệng
Kể về chuyện tình của mình, anh Trường cho biết, ngày đó, chị Ngô Thị Hường (sinh năm 1974) làm công nhân lò gạch bên bờ sông Bùi, tính tình hiền hậu, lại thật thà, chăm chỉ nên có nhiều đám hỏi cưới, nhưng chị chưa ưng đám nào. Nghe những người làm cùng kể nhiều câu chuyện về nghị lực của anh Trường cộng thêm mai mối của người thân, cô gái lỡ thì hơn anh 5 tuổi đã đem lòng thầm thương thầy giáo viết chữ bằng miệng.
Thời gian đầu, anh Trường không biết mặt chị, chỉ biết chị tên Hường. Vì thể trạng không được tốt nên anh đành liều gửi lá thư dài hơn 3 trang giấy, từng chữ được anh nắn nót bằng miệng cho chị. Trong thư, anh cũng nói rõ 3 điều mà anh trăn trở về người phụ nữ lấy anh làm chồng sẽ phải chấp nhận.
Trước bức thư mộc mạc, chân thành của anh, chị Hường không khỏi xúc động, chị đã chủ động đến thăm và gặp gỡ anh trước. Khi chứng kiến hoàn cảnh bệnh tật và nghị lực sống của anh, chị Hường bật khóc và chị quyết định ở bên anh mãi mãi.
“Hôm đó cô ấy đi cùng mấy bạn nữa đến nhà tôi. Tôi không biết mặt Hường nhưng để ý thấy lúc vào nhà, một cô gái cứ nhìn mình, đôi mắt rưng rưng. Chỉ người thương mình thật lòng mới nhìn mình bằng ánh mắt ấy! Sau khi nói chuyện, biết cô gái ấy là Hường, tôi mừng lắm. Cảm giác như đã tìm được một nửa của mình vậy ” – anh Trường nhớ lại.
“Hường là con út trong gia đình có 5 anh em, khi Hường nói rằng muốn lấy tôi thì bị gia đình phản đối kịch liệt. Sau 4 tháng kiên trì thuyết phục, chúng tôi đã được gia đình chấp thuận cho lấy nhau vào tháng 6/2012. Ngày đón dâu, tôi được người thân bế từ xe hoa vào nhà gái làm lễ. Tôi cảm thấy ngại ngùng, không dám nhìn những người đang đứng hai bên đường. Nhưng khi thấy Hường cười, tôi đã vững tâm hơn rất nhiều. Tôi cũng không ngờ rằng mình sẽ có con, ngày đón con chào đời tôi hạnh phúc khôn xiết. Vợ chồng tôi đặt tên con là Phùng Thiên Trường Quảng, với ý nghĩa tạ ơn ông trời đã cho chúng tôi một đứa con lành lặn ” – anh Trường chia sẻ.
Nói về người chồng của mình, chị Hường khẳng định chị không hối hận khi đã quyết định lấy anh, gắn bó với anh. “Ai cũng bảo tôi dại đã lấy người chồng tật nguyền. Nhưng tôi nghĩ, tật nguyền thì cũng có quyền được yêu. Anh ấy tuy không làm được việc gì có thể kiếm ra tiền, nhưng việc dạy học của anh ấy cũng rất cao cả. Có thể giúp người khác có được kiến thức, niềm tin và ý chí ” – chị Hường bày tỏ.
Hành trình tập viết chữ bằng miệng
Anh Trường sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh nhưng đến năm 2 tuổi, chân tay bắt đầu bị teo cơ và yếu dần do mắc phải căn bệnh thoái hóa cơ tiến triển. Suốt những năm tiểu học và trung học, anh phải chống nạng đến trường hoặc nhờ người thân hay bạn bè chở đi.
Hết lớp 8, đôi tay khoèo hẳn không cầm nắm được thứ gì còn chân cũng không thể đi lại được nữa khiến anh phải ngồi xe lăn. Hồi đó, muốn học lớp 9, anh phải tới nơi khác cách nhà 10 km. Nhà nghèo lại không có ai đưa đi, đón về, anh đành nghỉ học. Để giúp đỡ gia đình, anh Trường bảo mẹ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở đầu thôn để anh bán. Nhưng từ đó cũng bắt đầu phát sinh vấn đề khi mà có nhiều người mua nợ.
Anh Trường kể lại: “Vùng quê nghèo, người dân không có sẵn tiền để mua. Có khi chỉ gói mì tôm hay vài củ hành cũng phải mua chịu. Vài người mua thì nhớ được rõ, chứ nhiều người thì không nhớ nổi. Vì sợ không ghi vào sổ sẽ nhớ nhầm, nhưng tay, chân không cầm được bút nữa, chỉ còn miệng là ngậm được bút nên chỉ còn cách học viết bằng miệng. Khi mới ngập bút vào miệng chưa kịp viết chữ thì đã nôn ọe. Tôi không nhớ tôi đã nôn ọe bao nhiêu lần, chỉ biết trong tháng đầu tiên tập viết cơ thể tôi gầy sọp hẳn đi. Bố mẹ khuyên tôi dừng lại, nhưng tôi đã quyết tâm nên cố học cho bằng được”.
Không chịu khuất phục trước số phận, anh Trường quyết tâm quay trở lại với từng trang sách, con chữ. Công việc đầu tiên của anh là luyện cầm bút để viết. Với đôi tay yếu ớt cầm bút lên rồi lại rơi xuống, cứ bao lần như vậy khiến anh Trường cảm thấy rất bất lực. Trong lúc tuyệt vọng nhất, anh chợt có ý định ngậm bút vào miệng mà viết chữ. Chàng trai tật nguyền đã bắt đầu những ngày tháng khổ luyện ngậm bút vào miệng để viết.
Thời gian đầu tập luyện viết chữ bằng miệng, anh Trường gặp rất nhiều khó khăn. “Khó nhất là việc điều khiển cây bút với hai hàm răng. Việc điều khiển bút theo nét chữ cũng khiến cổ tôi nhức mỏi rất nhiều. Chữ nguệch ngoạc, nhiều lần định bỏ cuộc, nhưng nghĩ về gia đình, nghĩ rằng phải làm được việc gì đó để bản thân không còn là gánh nặng cho gia đình nữa nên tôi lại tiếp tục cố gắng” – anh Trường nhớ về những tháng ngày khổ luyện của mình.
Chịu khó rèn luyện, chỉ trong vòng một tháng, anh đã làm chủ được chiếc bút bằng miệng. Anh bắt đầu học theo những mẫu chữ trên tivi và tự sáng tạo ra mẫu của mình với những nét thanh nét đậm, hàng lối thẳng tăm tắp như người lành lặn viết bằng tay. Dần dần anh đã chủ động được chữ viết thành thạo và nhiều người khen đẹp. Sau đó, nhiều người trong thôn và họ hàng kéo nhau tới quyết định gửi con cháu họ nhờ anh Trường luyện chữ đẹp, học Toán, đánh vần. Anh lấy đó làm niềm vui, vừa rèn chữ viết cho các cháu, vừa dạy cho các cháu học Toán.
Hằng ngày, những phép tính của môn Toán, môn Văn từ lớp 1 đến lớp 9 được anh Trường soạn cẩn thận để đến giờ học các cháu nhỏ ngồi làm, sau đó anh chỉ bảo tận tình từng em học sinh để các cháu nhanh tiến bộ. Nhiều cháu nhỏ trong thôn đã tiến bộ rõ rệt nhờ sự kèm cặp chỉ bảo của anh Trường. Anh Trường cho biết hiện nay anh tiếp nhận 40 – 50 học sinh học tập ở nhà anh thường xuyên. Anh bố trí sắp xếp lịch học phù hợp linh hoạt 2 – 3 tiếng / buổi vào các thứ 2 , 4 , 6 hoặc 3, 5, 7, chủ nhật với lịch học của các cháu học sinh trên lớp để không bị chồng chéo.
Em Hà Thị Phương (12 tuổi, học sinh lớp 7, đã theo học 5 năm nay tại lớp anh Trường) vui vẻ kể lại: “Thầy Trường viết chữ đẹp lắm. Ban đầu tụi em cũng định bắt chước thầy cầm bút bằng miệng. Sau rồi thầy bảo, các em lành lặn thì phải cầm bút bằng tay viết cho ngay ngắn, nét chữ là nết người”.
Dù các em học sinh trong lớp học miễn phí có nhiều độ tuổi khác nhau nhưng vẫn được anh Trường xây dựng kế hoạch giảng dạy hợp lý để quá trình học tập của các em không bị gián đoạn. Anh Trường vẫn thường xuyên liên hệ với các thầy cô giáo đang dạy học, hỏi thăm về những học sinh mình đã từng dạy học ở nhà, dõi theo từng bước tiến bộ của các em. Những điểm cần uốn nắn, những gì cần lưu ý, cần phải bổ sung…, anh Trường đều trao đổi thêm với các thầy cô đang giảng dạy cho các em ở trên trường.
Anh Trường tâm sự: “Để có phương pháp dạy học hiệu quả và hợp lý, tôi đã tìm tòi kiến thức qua sách báo, Internet, báo đài và phải tự sáng tạo; phải biết lực học của từng em để có cách củng cố kiến thức, dạy cho phù hợp. Dạy phải biết kết hợp với dỗ, phải động viên, khuyến khích và yêu mến các em thực sự bằng tấm lòng. Phương pháp dạy học rất quan trọng, nếu chỉ có truyền đạt kiến thức không thì sẽ không thể mang thành công đến cho các em. Trong quá trình dạy, tôi lồng ghép nguồn kiến thức phong phú và đa dạng từ tin tức trên ti vi, báo đài, các ngày truyền thống ca ngợi quê hương đất nước, kinh nghiệm cuộc sống thực tế, gợi sự sáng tạo của các em để các em dễ hiểu, dễ tiếp thu, rèn luyện”.
“Cái quý giá nhất mà con người có được là tình thương. Vì thế, hãy gieo hạt giống tình thương đó lên vai các đứa trẻ, các em sẽ làm cho những hạt giống ấy nảy mầm và phát triển” – anh Trường chia sẻ.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Giới thiệu mẫu đệm được ưa chuộng nhất Hà Nội
- chăn ga gối đệm cao cấp cho gia đình