Hà Nội: Thông tin chi tiết về kết nối xe buýt nhanh BRT với 26 tuyến xe buýt phụ cận
(THPL)- UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản số 29/UBND-ĐT về tiếp tục hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt sau khi tuyến buýt nhanh BRT 01 (Bến xe Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa) đi vào hoạt động.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Văn bản nêu rõ, để bảo đảm trung chuyển hợp lý giữa các tuyến xe buýt và BRT thuận lợi cho hành khách, Sở Giao thông vận tải phối hợp Tổng Công ty vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, tăng cường các tuyến buýt kết nối với tuyến BRT.
Từ 0 giờ ngày 8/1, tuyến buýt thường số 22 lộ trình Gia Lâm – Bệnh viện 103 chính thức được UBND TP Hà Nội điều chỉnh thành 3 nhánh tuyến 22A, 22B, 22C để tăng tính kết nối tuyến buýt nhanh 01 với 26 tuyến buýt phụ cận phục vụ hành khách.
Cụ thể, nhánh tuyến 22A chạy theo lộ trình Bến xe Gia Lâm - Kim Mã; nhánh tuyến 22B theo lộ trình Khu đô thị Xa La - Mỗ Lao - Bến xe Mỹ Đình; nhánh tuyến 22C lộ trình Khu đô thị Kiến Hưng - Vạn Phúc - Khu đô thị Dương Nội.
Lộ trình nhánh tuyến 22A chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ (Quay đầu tại đối diện số nhà 92 Yên Phụ) - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Quán Thánh - Nguyễn Biểu - Hoàng Diệu - Trần Phú - Kim Mã (Tòa nhà PTA Kim Mã).
Chiều về: Kim Mã (Tòa nhà PTA Kim Mã) - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Long Biên - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm. Nhánh tuyến này có tần suất chạy 7 - 15 phút/lượt, với 286 lượt/ngày.
Lộ trình nhánh tuyến 22B chiều đi: Khu đô thị Xa La (đối diện Khách sạn Mường Thanh) - Đường Phúc La, Văn Phú - Phùng Hưng (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Văn Lộc - Mộ Lao - Tố Hữu - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Quay đầu tại ngã tư Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình.
Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu - Mỗ Lao - Nguyễn Văn Lộc - Trần Phú (Hà Đông) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Đường Phúc La, Văn Phú - Quay đầu tại ngã tư Kiến Hưng, Xa La - Đường Phúc La, Văn Phú - Khu đô thị Xa La (đối diện Khách sạn Mường Thanh. Tần suất chạy xe từ 7 - 15 phút/lượt, với 286 lượt/ngày.
Lộ trình nhánh tuyến 22C chiều đi: Kiến Hưng (Cạnh tòa nhà 19T6) - Đường nội bộ khu giãn dân Mậu Lương - Đường Mậu Lương - Đường Phúc La, Văn Phú (Khu đô thị Xa La) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Chu Văn An (Hà Đông) - Vạn Phúc - Tố Hữu - Đường trục Bắc Hà Đông - Khu đô thị Dương Nội (Chung cư The sparks Nam Cường).
Chiều về: Khu đô thị Dương Nội (Chung cư The sparks Nam Cường) - đường trục Bắc Hà Đông - Quay đầu tại gầm cầu vượt đường sắt - đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Vạn Phúc - Chu Văn An (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Phùng Hưng (Hà Đông) - đường Phúc La, Văn Phú - Đường Mậu Lương - Rẽ phải đối diện tổ 9, 11 - đường nội bộ khu giãn dân Mậu Lương - Kiến Hưng (Cạnh tòa nhà 19T6). Tần suất chạy xe từ 15 – 20 phút/lượt, với 136 lượt/ngày.
Giá vé đồng hạng của các nhánh tuyến buýt thường này là 7.000 đồng/hành khách/lượt. Hành khách sử dụng vé tháng một tuyến của tuyến 22 và 22B đã phát hành có giá trị sử dụng trên tuyến 22C đến hết ngày 31/1/2017. Từ ngày 1/2/2017 hành khách có nhu cầu đi nhánh tuyến nào thì thực hiện làm thẻ vé tháng của nhánh tuyến đó.
Để tiện cho hành khách theo dõi và sắp xếp lộ trình, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội đã lập danh sách các tuyến buýt thường kết nối với xe buýt nhanh BRT, chi tiết từng điểm dừng cụ thể.
Theo đó, tuyến nhanh BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đảm bảo hành khách khi xuống tuyến tại 23 nhà chờ buýt nhanh trên lộ trình chạy có thể kết nối với đi tiếp đến các điểm khác bằng 26 tuyến buýt phụ cận, số: 18, 22, 23, 25, 32, 34, 38, 30, 50, 51, 84, 60A-B, 85, 19, 01, 02, 21A-B, 27, 37, 57, 62, 77, 78, 89, 72, 21 niêm yết tại 23 nhà chờ buýt phụ cận tương ứng.
Sỹ Lam
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt