05:36 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Hà Nội: 1 năm phát hiện hơn 22.500 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm

| 09:36 04/01/2018

(THPL) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, đây là thời điểm nguồn thực phẩm đưa vào thị trường phục vụ Tết sôi động. Công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đang được các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội triển khai.

Theo báo Công an nhân dân, năm 2017, thành phố thành lập 817 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đã kiểm tra 110.930 cơ sở, phát hiện 22.562 cơ sở vi phạm, trong đó đã phạt tiền 7.213 cơ sở với số tiền phạt trên 37 tỷ đồng, tiêu hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo an toàn. Hà Nội duy trì 4 đội cơ động điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm tuyến thành phố.

ng-chí-Nguyễn-Văn-Nhiên,-Phó-chánh-thanh-tra,-Bộ-Y-tế-(thứ-3-từ-trái-sang)-cùng-đoàn-kiểm-tra--VSATTp-của-tỉnh-kiểm-tra-cơ-sở-kinh-doanh-Nam-Nhu-đC-đường-17-8-Phương-Minh-Xuân66
Công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đang được các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội triển khai. (Ảnh minh họa)

Số lượt cơ sở được kiểm tra tăng 8.286 cơ sở so với năm 2016, số tiền phạt vi phạm hành chính tăng hơn 9 tỷ đồng.

Năm 2017, Hà Nội xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể làm 9 người mắc và 11 vụ ngộ độc methanol làm 37 người mắc, trong đó có 10 người tử vong.

Theo tờ Gia đình mới, trong đợt cao điểm phòng chống ngộ độc methanol, thành phố đã thực hiện xét nghiệm nhanh 3.554 mẫu rượu, lấy xét nghiệm methanol tại Labo 112 mẫu có 107 mẫu nằm trong giới hạn cho phép, 5 mẫu vượt quá giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, theo TTXVN, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Nhân lực chuyên trách công tác an toàn thực phẩm còn thiếu. Việc xử lý vi phạm ở tuyến xã, phường, thị trấn đã được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa mạnh mẽ. Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động. Nhiều chợ tạm, chợ cóc vẫn hoạt động, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.

Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, trong năm 2018, thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của các cấp chính quyền, đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Thành phố đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; triển khai kế hoạch cảnh báo nhanh sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn... 

Hà Nội cũng tổ chức các chiến dịch truyền thông sâu rộng để nâng cao ý thức của toàn xã hội về an toàn thực phẩm với tiêu chí “Người dân Hà Nội không sản xuất, phân phối, tiêu thụ thực phẩm không an toàn; tẩy chay, tố giác các cơ sở sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không an toàn”...

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu