Hà Nam: Độc đáo làng gốm trăm tuổi Quyết Thành
(THPL) - Là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất của tỉnh Hà Nam, làng gốm Quyết Thành đã có tuổi đời lên tới hơn 500 năm. Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, đến nay các nghệ nhân vẫn đều đặn cho ra lò những sản phẩm đặc trưng chỉ nơi đây mới có.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Từ những thớ đất vô tri, vô giác cùng nguồn nước bên tả ngạn sông Đáy mà hơn 500 năm nay, người dân làng Quyết Thành đã nhào nặn, gọt giũa nên những sản phẩm gốm độc đáo, bền bỉ với thời gian. Không gấp gáp, hối hả, tất bật, mùa xuân dường như đọng lại ở đây sự ấm áp, nhẹ nhàng và lắng đọng. Bởi những người thợ làng gốm bao đời vẫn thế, họ đã bằng cả tâm hồn, sự kiên trì, khéo léo của mình để tạo nên những tinh hoa từ đất.
Làng Quyết Thành vốn có tên là làng Quế Quyển (tức làng Đanh Xá), theo lưu truyền thì nghề gốm có ở làng cách nay chừng 500 - 600 năm do một vị tổ nghề từ nơi khác đến làng lập nghiệp và truyền dạy kỹ thuật làm gốm cho dân làng.
Sự khác biệt của gốm Quyết Thành với các sản phẩm gốm khác đó là màu gốm tự nhiên, không tráng men, màu sắc của gốm được quy định thông qua quá trình nung. Bên cạnh các sản phẩm gốm sành dân dụng như chum, vò, vại, cối thì những người thợ tài hoa nơi đây đã khéo léo dùng kinh nghiệm để chưng cất từ đất một loại gốm đặc biệt có màu đỏ tươi như son - đó chính là gốm son hay còn gọi là gốm mỹ nghệ - thương hiệu của gốm Quyết Thành.
Khi Tết đang gõ cửa từng nhà, làng nghề cũng thêm phần nhộn nhịp. Khách hàng từ các nơi tới chọn mua sản phẩm, đặt hàng theo ý của gia đình hay chỉ đơn thuần thưởng thức những tạo tác gốm nghệ thuật của nghệ nhân làng nghề.
Dù sản phẩm cung cấp ra thị trường thời điểm cận Tết lớn so với ngày thường, người làng gốm luôn giữ cho mình quy tắc không vội vàng theo số lượng, họ tuân thủ theo kinh nghiệm mà ông cha đã đúc kết và truyền lại đó là: “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí”. Tức nguyên liệu là khâu quan trọng nhất, thứ hai là nung sản phẩm, thứ ba mới đến tạo dáng , taọ hình và cuối cùng là trang trí hoa văn lên sản phẩm.
Theo những người làm nghề gốm Quyết Thành, quy trình làm ra sản phẩm gốm cũng trải qua nhiều công đoạn. Đất sau khi để lộ thiên hội tụ đủ khí âm dương sẽ được người thợ làm sạch, lọc bỏ tạp chất, trộn nước và luyện dẻo, nắn thành các con thoi rồi đưa tới khâu tạo hình, tạo cốt, tạo dáng cho sản phẩm - đây được coi là khâu quan trọng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm.
Trong khâu này, thợ gốm sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch". Thông thường là do người phụ nữ đảm nhiệm. Phương pháp tạo dáng cổ truyền này được người thợ thực hiện trên bàn xoay, có sự kết hợp đều đặn giữa tay dùng để chuốt và chân dùng để quay bàn xoay. Theo nguyên tắc tay ngoài đỡ sản phẩm, tay trong tạo dáng và được chuốt đều từ dưới lên trên. Sau khi sản phẩm đã đạt tới độ cân đối, tròn đều thì sẽ được đưa ra phơi cho đủ nắng rồi cho vào lò nung.
Trong lò nung, gốm phải trải qua 4 giấc đun đó là: Sấy, ủ, ngâm và đốt quyết định. Dựa vào kinh nghiệm mà người "thợ cả" có thể làm chủ được ngọn lửa trong toàn bộ quá trình đốt lò. Nung xong, lò được bịt hết các cửa, chờ 3-4 ngày cho sản phẩm nguội dần rồi mới tiến hành ra lò và kiểm tra sản phẩm.
Một mẻ gốm thành công, người thợ gốm mới đón nhận niềm vui trọn vẹn và bắt đầu chuốt những mẻ gốm mới. Cứ như thế nhiều thế kỷ đã trôi qua, người dân làng Quyết Thành vẫn nối nghiệp ông cha, trung thành với nghề cổ truyền. Các sản phẩm phong phú từ chum, vò, đồ tùy táng đến cối, lọ, chậu cảnh, bình hoa, ấm chén. Với đôi bàn tay khéo léo, con mắt nghệ thuật tinh tế, người thợ của nơi đây đã không ngừng sáng tạo để biến những thớ đất vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật và hữu dụng trong cuộc sống.
Cùng với các sản phẩm gốm sành, gốm mỹ nghệ hay gốm son cũng là sản phẩm truyền thống độc đáo của người Quyết Thành. Gọi là gốm son bởi gốm khi ra lò có màu đỏ tươi như son. Theo kinh nghiệm của người làng nghề thì đồ son dùng càng lâu năm, sản phẩm càng dậy màu, càng sáng đẹp. Cái đẹp ở đây không chỉ là màu sắc tự nhiên mà nó còn thể hiện ở sự tỉ mỉ, cầu kỳ, thái độ nâng niu và bao bọc của người làm ra sản phẩm.
Nghệ nhân Lại Văn Tiến là người duy nhất của làng gốm Quyết Thành được phong tặng nghệ nhân. Vốn sự kế thừa của cha ông, cộng với chất nghệ sĩ sáng tạo, người nghệ nhân này liên tiếp cho ra lò những sản phẩm được đánh giá cao trong giới mỹ thuật. Cách đây hơn 10 năm, ông đã được Giải Tinh Hoa từ Festival Huế, với một chế tác hình tượng Rồng bằng gốm Son. Ông cũng là một trong những nghệ nhân tham gia phục chế 10 đầu rồng thời Trần tại Nam Định.
Từng là một nghề đem lại cơm no áo ấm và sự hưng thịnh cho làng, tuy nhiên có một thời kỳ, không khí làng nghề gốm Quyết Thành trở nên lặng lẽ hơn. Do cơ chế thị trường, không còn nhiều gia đình mặn mà với nghề truyền thống, họ xoay hướng làm ăn khác, hợp thời và nhàn hạ hơn so với nghề tối ngày lấm lem bùn đất.
Năm 2004, làng gốm Quyết Thành được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là nghề truyền thống, từ đó nghề cũng đã được khôi phục phần nào, thương hiệu Quyết Thành vẫn đứng vững trên thị trường, thu nhập từ gốm khấm khá hơn do bên cạnh những lò gốm truyền thống, người làng nghề đã đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất, nung gốm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Huệ Nguyễn
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt