02:59 ngày 19/03/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 / 091.33.05.882 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Giữ nghề trên từng tấm lụa Vạn Phúc

14:32 16/02/2025

(THPL) - Từng sợi tơ kéo dài như chứa đựng cả sự kiên trì, bền bỉ của người dân làng nghề Vạn Phúc. Mỗi tấm lụa được tạo ra như mang trong mình cả câu chuyện, cả hành trình giữ nghề, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Lễ đón nhận 2 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên chính thức của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới và sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long là chuỗi sự kiện đặc biệt của ngành nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội trong đầu năm mới 2025 (14-16/2/2025). 

Không gian vốn trầm mặc của Hoàng Thành Thăng Long trở nên sôi động bởi những gian hàng trưng bày sản phẩm tinh xảo, đầy màu sắc, đặc biệt là khu trưng bày của 2 làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc ở khu trung tâm với khoảng không gian lớn. 

Nhng chiếáo, nhng tm la mm mi như mt bc tranh sng động ca truyn thng và hiđại.

Khu trưng bày của làng nghề gốm Bát Tràng với những mô hình lò nung đồ sộ, qua nhiều gian đoạn lịch sử, bên trong là những sản phẩm gốm rực rỡ sắc màu. Gian hàng lụa Vạn Phúc lại mang đến một cảm giác hoàn toàn khác - những tấm lụa óng ả, mềm mại, khẽ bay trong làn gió nhẹ, tạo nên một bức tranh sống động của truyền thống và hiện đại hòa quyện.

Rất nhiều nghệ nhân đã trực tiếp trình diễn tay nghề, tạo tác những sản phẩm của mình tại sự kiện.

Cần mẫn, tỉ mỉ tạo tác từng sản phẩm

Nghệ nhân Đỗ Thị Phượng, năm nay gần 60 tuổi, đang cùng đồng nghiệp chăm chú với những thao tác trên khung cửi. Con thoi trên tay cô Phượng được luồn qua từng sợi tơ nhịp nhàng mà thoăn thoắt

Nghệ nhâĐỗ Thị Phượng đang tỉ mỉ kéo tng si tơ trên khung ci san.

Cô Phượng chia sẻ: “Tất cả các công đoạn của nghề dệt lụa Vạn Phúc đều quan trọng và cần sự tỉ mỉ, chính xác 100%. Bởi nếu một công đoạn nào đó sai sót thì công đoạn sau người thực hiện sẽ rất vất vả. Do đó, trong các công đoạn nếu phát hiện lỗi phải kịp thời sửa ngay”.

Kế bên, nghệ nhân Triệu Thị Huệ 63 tui - một người con của làng nghề lụa Vạn Phúc, cũng đang cần mẫn dệt lụa bên khung cửi lớn, tiếng lách cách phát ra đều đặn. Cô khéo léo dùng đôi bàn tay của mình thao tác nhịp nhàng trên khung cửi cùng với đôi chân, va nhanh nhẹn, dứt khoát nhưng cũng dẻo dai và bền bỉ.

Nghệ nhân Triu Thị Huệ cn mdt la bên khung ci ln.

Nghệ nhân Triệu Thị Huệ chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ, cô cùng anh chị em trong nhà đã được học trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ, hồ lụa, mắc cửi... dần dần là dệt lụa. Trước đây, để dệt ra được tấm lụa như cô đang làm thì cần sự khéo léo, nhịp nhàng của đôi bàn tay và chân, quan sát kỹ càng của đôi mắt để kịp thời sửa lỗi nếu có, bên cạnh đó cũng cần có sức bền bỉ và sự cần mẫn. Hiện nay, nhiều công đoạn dệt đã áp dụng máy móc, tự động nhưng vẫn cần giám sát liên tục để chỉnh lý kịp thời”.

Từng sợi tơ được kéo dài, đều đặn đan xen thành tấm lụa mịn màng, như chứa đựng cả câu chuyện về sự kiên trì, bền bỉ của người dân Vạn Phúc. 

Cô Huệ cũng chia sẻ thêm: Hoa văn trên mỗi tấm la không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là biểu tượng của phú quý, nhng lời chúc may mắn, hạnh phúc của cha ông ta thời xa xưa. Bên cạnh đó là sự thông minh, sáng tạo của người dân làng nghề Vạn Phúc. Ngày nay, để có được những hoa văn đó là nhờ những khuôn mẫu được đục lỗ sẵn từ đúc kết kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật. Trong làng nghề cũng chỉ có vài người có thể sáng tạo ra các khuôn mẫu đó.

Đằng sau mi sn phm là mt câu chuyn, hành trình gìn giữ bn sc dân tc.

Những nghệ nhân như cô Phượng, cô Huệ, ... không chỉ tạo mẫu, xe tơ, mắc cửi, dệt lụa... mà còn đang âm thầm giữ ngh, gìn giữ bản sắc của dân tộc. Họ hiểu rằng, những giá trị này nếu không được trân trọng sẽ dần phai nhạt trước sự xâm lấn của đời sống hiện đại.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, đã áp dụng nhiều máy móc công nghệ vào sản xuất. Nhưng ngay từ khi còn bé các thanh thiếu niên nơi làng nghề Vạn Phúc đã được truyền nghề, học những công đoạn thủ công căn bản, tham gia vào phụ giúp gia đình. Lớn lên cũng có những người lựa chọn công việc khác, nhưng những lúc rảnh rỗi vẫn tham gia các công đoạn làm nghề cùng gia đình. Đó cũng là cách họ “giữ nghề”, “giữ hồn” và bảo tồn văn hoá, bản sắc dân tộc trên từng tấm lụa.

Qung bá, lan toả nhng giá trị văn hoá truyn thng 

Khi được hỏi thêm về ý nghĩa của việc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới và tham gia Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2025 đối với làng nghề, nghệ nhân Đỗ Thị Phượng cũng phấn khởi rằng: Trước đây, sản phẩm lụa Vạn Phúc đã rất nổi tiếng và có mặt tại nhiều nước trên thế giới, mỗi ngày cũng có nhiều đoàn khách đến thăm làng nghề. Nhưng lần này là sự kiện quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị của lụa Vạn Phúc, quảng bá rộng rãi hơn đến thị trường quốc tế cũng như lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ngay từ sđã có rđông các bn tr, du khách đến thăm quan.

Mỗi tấm lụa được hoàn thiện đều không chỉ là thành quả của một công việc, mà là kết tinh của tình yêu, sự kiên nhẫn và niềm tự hào dân tộc của người làng Vạn Phúc. Đằng sau mỗi sản phẩm thủ công ấy là cả một câu chuyện dài, một hành trình giữ ngh, giữ gìn bản sắc dân tc.

Chị Hoa, một người yêu thích thủ công mỹ nghệ cùng con nhỏ đến tham quan tại sự kiện chia sẻ: "Tôi thực sự ấn tượng với sự tỉ mỉ trong từng sản phẩm. Việc được tận mắt chứng kiến các công đoạn sản xuất giúp tôi hiểu hơn về giá trị của những món đồ thủ công này".

Đỗ Khuyến

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu